(HBĐT) - Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của gần 160 hộ dân xóm Kim Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) hiện đang bị đe dọa bởi ý thức của một số người dân địa phương trồng cấy nơi đầu nguồn nước, thiếu ý thức trong việc sử dụng, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân xóm Kim Bắc, mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trên 400 hộ dân vùng Thung Rếch.
Phía trên bai chứa nước sinh hoạt tập trung của xóm Kim Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) là quả đồi các hộ dân dùng để canh tác thường dùng các loại thuốc BVTV, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
Qua tìm hiểu được biết, suối Sống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống sinh hoạt người dân xóm Kim Bắc nói riêng, vùng Thung Rếch nói chung. Đây là nguồn nước được dẫn từ khe núi để giải quyết những khó khăn về nước sinh hoạt cho Nhân dân trong vùng. Vào khoảng trước năm 2010, Nhà nước đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng bai chứa nước sinh hoạt tập trung tại khu vực xóm Đội 2 (nay là xóm Kim Bắc) để các hộ dân có thể kéo về bể chứa nước của gia đình sử dụng. Một số hộ dân có điều kiện kinh tế khá hơn thì đào giếng để có nước dùng sinh hoạt. Vấn đề hiện nay là 10 hộ dân trên địa bàn xóm đã tận dụng diện tích đất bằng phẳng nơi đầu nguồn nước để trồng ngô. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất đã sử dụng thuốc BVTV và không thu gom vỏ, bao bì đúng nơi quy định. Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của Nhân dân.
Men theo con dốc dẫn lên suối Sống dài khoảng 1 km, thi thoảng lại bắt gặp những vỏ chai thuốc BVTV đã qua sử dụng nằm ngổn ngang ven đường. Qua quan sát thực tế, khu vực đầu nguồn nước có diện tích khoảng 15 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc sản xuất, phát triển kinh tế. Do đó, 10 hộ trên địa bàn xóm đã tận dụng để trồng ngô. Tuy nhiên, bai chứa nước sinh hoạt tập trung cung cấp nguồn nước cho các hộ dân trong vùng chỉ cách đồi ngô vài mét. Chính vì vậy, khi xảy ra mưa lớn sẽ tràn xuống khu vực bai chứa nước, kéo theo rác thải, bùn đất, thậm chí là cả những vỏ chai, bao bì thuốc BVTV, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
Ông Quách Công Tiến, xóm Kim Bắc trăn trở: "Sinh sống ở vùng đất này hơn 20 năm, trước đây, gia đình tôi sử dụng nguồn nước tại suối Sống để phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện tôi chỉ sử dụng nguồn nước này để tắm giặt, còn sử dụng nước mưa cho việc ăn uống hàng ngày. Tôi cũng như các hộ dân mong muốn các cấp chính quyền nhanh chóng xét nghiệm nguồn nước có đạt tiêu chuẩn hay không, để người dân trong vùng yên tâm sử dụng”.
Theo một số hộ dân phản ánh, bên cạnh việc trồng ngô, sử dụng thuốc BVTV ngay tại đầu nguồn nước, 10 hộ dân còn đào ao thả cá để tăng gia sản xuất. Việc các hộ dân tự ý tích nước để nuôi cá có thể làm cạn kiệt mạch nước ngầm, dẫn đến thực trạng khan hiếm nguồn nước vào mùa khô. Ông Triệu Văn Lập, Trưởng xóm Kim Bắc chia sẻ: "Do thời tiết diễn biến phức tạp, lượng mưa trong thời gian gần đây giảm hơn so với mọi năm. Cùng với đó là một số hộ dân tích nước để chăn nuôi thủy sản, do đó, nguồn nước vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán vừa qua có dấu hiệu cạn kiệt. Một số hộ dân trên địa bàn xóm đã xảy ra mẫu thuẫn, tranh giành nguồn nước sinh hoạt, được lực lượng công an viên kịp thời hòa giải, giải quyết vụ việc”.
Đồng chí Bạch Công Dương, Chủ tịch UBND xã Tú Sơn cho biết: "Sau khi nhận được thông tin phản ánh, cấp ủy, chính quyền xã đã thành lập đoàn công tác khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế. Trong thời gian tới, xã mong muốn các ban, ngành chuyên môn kiểm tra chất lượng nguồn nước. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ dân sinh sống trên địa bàn nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn nước phục vụ sinh hoạt. Đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn khu vực chứa nước tập trung đầu nguồn. Kiên quyết xử lý các đối tượng cố tình làm ảnh hưởng, ô nhiễm nguồn nước theo pháp luật quy định. Qua đó, đảm bảo tuyệt đối an toàn nguồn nước sinh hoạt của người dân, tạo điều kiện cho Nhân dân yên tâm sinh sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương".
Đức Anh
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Bắc Bộ nối với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 2, từ ngày 1 - 4/8, khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến từ 100 – 300 mm, huyện Đà Bắc 294,4 mm, huyện Mai Châu 262,3 mm, lượng mưa đo ở Trạm khí tượng TP Hòa Bình 262,3 mm.
Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, số lượt tải khẩu trang điện tử Bluezone tăng mạnh từ khi đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền triển khai ứng dụng Bluezone ở Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Bắc Bộ nối với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 2, từ sáng ngày 1 - 3/8, khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; lượng mưa phổ biến từ 100 - 200 mm, có nơi trên 200 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại về người, tài sản, công trình công cộng tại một số huyện: Kim Bôi, Mai Châu, Tân Lạc và TP Hòa Bình.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đầu giờ chiều 2/8, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa.
(HBĐT) - Theo thông tin từ cơ quan chức năng huyện Cao Phong, trong các ngày từ 28 - 30/7, trên dòng suối Cái và một số ao nuôi của các hộ dân thuộc xóm Dũng Tiến, xã Dũng Phong xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, gây lo lắng trong Nhân dân.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 1/8, vị trí trung tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông; cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.