(HBĐT) - Từ khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), chính quyền và Nhân dân xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) tập trung triển khai các biện pháp nhằm dập dịch và ngăn dịch bệnh lây lan sang các địa bàn khác.


Hộ dân xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) chấp hành tiêu hủy lợn ốm nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Đồng chí Bùi Văn Lập, Phó Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn cho biết: Ngày 23/9, UBND xã nhận được phản ánh của người dân về hiện tượng lợn bỏ ăn, ốm sốt của một số hộ dân trên địa bàn xóm Nghẹ. UBND xã đã cử cán bộ thú y phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện xuống địa bàn kiểm tra, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Ngày 24/9, sau khi có kết quả các mẫu bệnh phẩm dương tính với virus DTLCP, UBND huyện Tân Lạc đã công bố DTLCP trên địa bàn xã Lỗ Sơn. Ngày 25/9, UBND xã Lỗ Sơn đã tiến hành tiêu hủy lợn mắc bệnh của 3 hộ dân, gồm các hộ: Bùi Văn Đoàn, Hà Văn Sài, Bùi Thị Đẹn với tổng trọng lượng tiêu hủy trên 1 tấn. Trong đó, hộ ông Bùi Văn Đoàn thiệt hại năng nề nhất, với 2 con lợn nái và 11 con lợn con phải tiêu hủy, trọng lượng 700 kg; hộ ông Hà Văn Sài phải tiêu hủy 2 con lợn thịt, trọng lượng 60 kg; hộ bà Bùi Thị Đẹn phải tiêu hủy 1 con lợn nái, 1 con lợn thịt, trọng lượng 270 kg.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan sang các hộ khác và địa bàn lân cận, ngay sau khi tiến hành tiêu hủy lợn mắc bệnh, tất cả các hộ dân trên địa bàn xóm Nghẹ đã thực hiện phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi; UBND xã cũng đã thông báo qua loa phát thanh đến các xóm khác trên địa bàn xã về công tác phòng, chống DTLCP, đồng thời cắm biển báo khu vực có DTLCP ở trên các điểm giáp ranh. Tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển lợn từ khu vực có dịch ra ngoài, cũng như từ các địa phương khác đến địa bàn xã; cấm giết mổ, bán thịt lợn tại chợ phiên của xã. Đồng thời, cử cán bộ thú y xã thường xuyên xuống địa bàn có dịch kịp thời nắm bắt thông tin, tuyên truyền bà con thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn chặn DTLCP.

Có mặt tại địa bàn xóm Nghẹ từ khi xảy ra dịch bệnh, chị Đinh Thị Huê, cán bộ thú y xã Lỗ Sơn cho biết: Sau khi tiêu hủy lợn mắc bệnh của 3 hộ dân, đến nay, chưa phát hiện thêm trường hợp lợn nghi mắc bệnh. Thời gian qua, các hộ dân trong xóm đã phun tiêu độc, khử trùng, mua vôi về rắc ở chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại để diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, 3 hộ có lợn mắc bệnh không phải là những hộ nằm liền kề, mà có hộ ở đầu xóm, hộ cuối xóm, nên nguy cơ dịch bệnh lây lan vẫn cao nếu không thực hiện tốt các biện pháp dập dịch. Hiện, xóm Nghẹ có 199 con lợn, cả xã Lỗ Sơn có 3.500 con, hình thức chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ, chuồng trại chưa đảm bảo vệ sinh. Theo đánh giá của lãnh đạo UBND xã Lỗ Sơn, điều kiện chuồng nuôi còn ẩm thấp là một trong những nguyên nhân khiến DTLCP bùng phát trở lại.

Mặc dù đang tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhưng theo đồng chí Bùi Văn Lập, Phó Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn, việc ngăn chặn DTLCP hiện gặp nhiều khó khăn, như: Xã chưa có chốt kiểm soát việc vận chuyển lợn ra vào địa bàn; vật tư phục vụ cho việc tiêu độc, khử trùng vẫn còn hạn chế; công tác phối hợp với ngành chức năng của huyện để dập dịch, ngăn chặn dịch bệnh còn bất cập. "UBND xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến toàn thể Nhân dân trên địa bàn xã về nâng cao ý thức chủ động phòng, chống DTLCP; chỉ đạo cán bộ thú y bám sát địa bàn có dịch để kịp thời nắm bắt thông tin. UBND xã mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng để ngăn chặn hiệu quả, không để DTLCP lây lan sang các hộ chăn nuôi khác” - đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn bày tỏ.

Theo thống kế của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến nay, toàn tỉnh còn 18 xã thuộc 5 địa phương (Yên Thủy, Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi, TP Hòa Bình) đang có DTLCP chưa qua 21 ngày; 5 xã thuộc 2 địa phương (Đà Bắc, Lương Sơn) đã qua 21 ngày nhưng chưa công bố hết dịch. Hiện nay, do chưa có vắc xin và thuốc điều trị DTLCP nên giải pháp phòng bệnh rất quan trọng. Theo đó, hộ chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp bảo đảm chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại; thực hiện tiêu hủy lợn mắc bệnh để tránh lây lan.


Viết Đào

Các tin khác


Xã Trung Minh: Tiềm ẩn nguy cơ sạt lở mùa mưa bão

(HBĐT) - Ngôi nhà chỉ còn trơ lại phần móng, đó là những gì còn sót lại sau một vụ sập nhà ở cụm dân cư số 3, xóm Ngọc, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) xảy ra vào mùa mưa bão năm 2017,  đất, đá từ trên đồi tràn xuống, phá hủy toàn bộ ngôi nhà, rất may không có thiệt hại về người. Giờ đây, hộ dân này đã chuyển đến khu định cư mới, tuy nhiên, nhiều hộ nằm trong khu vực này vẫn đang sống trong nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa bão tới, bởi toàn bộ khu vực dân cư sinh sống ở đây đều nằm sát đồi cao.

Việt Nam sẽ trở thành cứ điểm sản xuất máy tính xách tay ?

Một bài báo trên Nikkei Asian Review đăng ngày 26.9 cho rằng đến năm 2030, một nửa số máy tính xách tay (laptop) trên thế giới sẽ được sản xuất bởi các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tiếp cận, ứng dụng công nghệ 4.0 vào đời sống

(HBĐT) - Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là cụm từ bắt đầu được nhắc đến khá nhiều trong mấy năm trở lại đây. CMCN 4.0 tác động mạnh tới tất cả các lĩnh vực, làm thay đổi phương thức, lực lượng sản xuất. Đây là xu thế tất yếu và nước ta, tỉnh ta không thể đứng ngoài cuộc.

Tín hiệu vui từ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống

(HBĐT) - Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản xuất, đời sống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc là xu thế tất yếu hiện nay. Dù còn khó khăn, nguồn lực đầu tư cho nhiệm vụ KHCN chưa nhiều, nhưng những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, phát triển KHCN, góp phần quan trọng phát triển KT - XH.

Xã Yên Bồng: Chủ động phòng, chống thiên tai, lũ bão

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2 vào trung tuần tháng 7/2020, nước sông Bôi dồn về nhanh, gây lũ ống đoạn qua xã Yên Bồng (Lạc Thủy). Nhờ được thông báo kịp thời và cảnh giác, chủ động phòng tránh nên đợt mưa lũ không gây ảnh hưởng, thiệt hại về người, tài sản của Nhân dân.

Đa dạng hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ nông dân vay vốn trong phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD); cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp; hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất; hỗ trợ thông tin, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… là những cách làm được các cấp Hội Nông dân tỉnh tích cực triển khai hiệu quả. Qua đó, giúp nhiều hội viên phát huy thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục