(HBĐT) - Hiện nay, Tân Lạc là địa phương có ổ dịch dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) nhiều thứ hai của tỉnh (sau huyện Mai Châu). Từ khi dịch bùng phát, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm các biện pháp để ngăn chặn, khống chế dịch bệnh lây lan.  


Hộ dân có lợn bị dịch tả lợn châu Phi ở xóm Chiềng, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) rắc vôi, khử trùng chuồng nuôi.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc, hiện, tổng đàn lợn của huyện có trên 38.800 con. Trong đó, trên 140 con lợn đực giống, trên 5.300 lợn nái, hơn 26 nghìn lợn thịt và trên 7.200 lợn con theo mẹ dưới 21 ngày tuổi. Đến giữa tháng 11, DTLCP đã xảy ra ở 226 hộ dân, 39 xóm trên địa bàn của 10 xã, thị trấn, gồm: Thanh Hối, Lỗ Sơn, Đông Lai, Gia Mô, Nhân Mỹ, thị trấn Mãn Đức, Phong Phú, Mỹ Hòa, Phú Vinh, Phú Cường. Tổng số lợn ốm, chết buộc phải tiêu hủy trên 1.300 con, trọng lượng trên 77 tấn. Đồng chí Vũ Mạnh Thắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Khi DTLCP bùng phát, UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp dập dịch, kiểm soát dịch lây lan. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi, để các hộ theo dõi chặt chẽ đàn lợn đang nuôi, cũng như áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, đã hơn 15 ngày, huyện không phát sinh thêm ổ dịch mới.

Trên địa bàn xã Phong Phú, DTLCP đã bùng phát tại 5/14 xóm, số lượng lợn ốm phải tiêu hủy 42 con, trọng lượng hơn 3 tấn. Đến trung tuần tháng 11, mặc dù không phát sinh thêm địa bàn mới, nhưng ở các xóm có dịch thỉnh thoảng vẫn còn tình trạng lợn bị ốm. Theo cán bộ thú y xã Bùi Văn Nhạc, hiện, tổng đàn lợn của xã có trên 3.000 con. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ thú y, Ban quản lý các xóm bám sát cơ sở, tích cực tuyên truyền, khuyến cáo người dân các biện pháp khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. "Từ khi xảy ra dịch, các hộ chăn nuôi đã chủ động rắc vôi, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại. Một số xóm tình hình dịch đã ổn định, nhưng bà con chưa tái đàn khi chưa qua hết thời gian theo quy định. Người dân cũng không mua bán lợn, mổ lợn vì lo ngại dịch bệnh lây lan” - anh Nhạc cho biết.

Giáp ranh với xã Phong Phú là xã Nhân Mỹ, xã chịu thiệt hại nặng khi DTLCP bùng phát tại 5 xóm trên địa bàn vào đầu tháng 10, xã đã phải tiêu hủy trên 10 tấn lợn. Theo lãnh đạo xã cho biết, mặc dù chính quyền và người dân đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, nhưng nguy cơ lây lan vẫn còn khi mà đến giữa tháng 11, dịch vẫn xảy ra lẻ tẻ ở một số hộ dân. Hộ ông Bùi Văn Kiểm, xóm Chiềng là một trong những hộ chăn nuôi lợn chịu thiệt hại lớn do DTLCP, khi phải tiêu hủy 1 lợn nái và đàn lợn con, trọng lượng 900 kg. Ông Kiểm cho biết: Khi phát hiện lợn bị ốm, gia đình tôi đã báo cáo lên xã và thực hiện tiêu hủy theo quy định. Từ khi bị DTLCP đến nay, hôm nào tôi cũng rắc vôi bột và phun khử trùng chuồng nuôi. Trong chuồng còn lại 1 lợn nái và đàn lợn con, gia đình khá lo lắng vì dịch bệnh chưa qua.

Đó cũng là tâm tư chung của nhiều hộ chăn nuôi lợn ở xã Nhân Mỹ và các xã, thị trấn khác trên địa bàn huyện Tân Lạc. Đồng chí Vũ Mạnh Thắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết thêm: Nguyên nhân khiến DTLCP bùng phát trên địa bàn huyện do những bất cập sau sáp nhập ngành chăn nuôi, thú y, nên kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt. Việc vận chuyển lợn ra, vào địa bàn chưa được kiểm soát tốt cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, còn do nguyên nhân chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ, chuồng trại chưa đảm bảo an toàn sinh học. Để ngăn chặn, khống chế dịch, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng, chống dịch; nắm bắt kịp thời thông tin dịch bệnh để có biện pháp xử lý.

Viết Đào

Các tin khác


"Thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn"

(HBĐT) - Đó là chủ đề hội thảo được Bộ NN&PTNT, Bộ VH-TT&DL, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp tổ chức ngày 20/11 tại tỉnh ta. Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Lê Minh Hoan, UVBCH T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh... 

Họp Hội đồng bình tuyển, công nhận cây đầu dòng các giống cam, quýt 

(HBĐT) - Ngày 20/11, Sở NN&PTNT tổ chức họp Hội đồng bình tuyển, công nhận cây đầu dòng quýt Ôn Châu, cam CS1, cam Marss-BH. Dự hội nghị có thành viên Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng; lãnh đạo Phòng NN&PTNT các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy và một số HTX có cây đầu dòng đề nghị bình tuyển.    

Xã vân Sơn: Nhanh chóng khắc phục khó khăn sau thiên tai

(HBĐT) - Ảnh hưởng của cơn bão số 7, trong tháng 10, trên địa bàn xã Vân Sơn (Tân Lạc) xảy ra mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. Do địa hình đồi núi cao, nền đất yếu nên đã xảy ra tình trạng sạt lở đất, đá, làm hư hỏng nhà cửa, các tuyến đường GTNT, thiệt hại tài sản, hoa màu của Nhân dân địa phương. Trước thực tế đó, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất.

Tăng cường quản lý hoạt động khai thác giun đất

(HBĐT) - Giun đất có vai trò quan trọng với hệ sinh thái đất, chúng giúp cho đất tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm tốt; phân giun là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng.

PC Hòa Bình: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

(HBĐT) - Để giảm tổn thất điện năng (TTĐN), những năm qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã nỗ lực đầu tư, cải tạo lưới điện, cũng như nâng cao năng lực quản lý, vận hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục