(HBĐT) - Xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) có 2.670 ha rừng, trong đó có 820 ha rừng đặc dụng, nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông với thảm động, thực vật phong phú, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, nguồn nước. Những năm qua, xã chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng (BVR), ngăn chặn các hành vi chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng trái phép.


Tổ bảo vệ rừng xóm Khú, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) tuần tra rừng tại địa bàn.

Đồng chí Bùi Văn Trúc, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Xã phối hợp lực lượng Kiểm lâm huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức BVR; thường xuyên tuần tra nhằm kịp thời phát hiện các hành vi chặt phá, xâm hại rừng trái phép. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng được lồng ghép, triển khai tại các cuộc họp thôn, xóm, nhấn mạnh tầm quan trọng của BVR đối với môi trường, phát triển KT-XH và ANTT tại địa bàn”.

Ngoài cán bộ kiểm lâm tuần tra tại địa bàn, các xóm đều thành lập tổ BVR, mỗi tổ từ 5 - 6 người, gồm trưởng xóm, thôn đội trưởng, công an viên, dân quân tự vệ, tổ chức tuần tra với tần suất 1-2 lần/tháng. Trong các cuộc họp tại khu dân cư, thôn, xóm, các bí thư chi bộ, người uy tín đều tuyên truyền, nhắc nhở bà con về ý thức BVR, đưa vào hương ước khu dân cư. Thời điểm nắng nóng kéo dài, khô hạn trong năm, công tác phòng, chống cháy rừng được thực hiện nghiêm túc, theo dõi, hướng dẫn người dân đốt nương đúng kỹ thuật, duy trì chế độ trực 24/24h, kịp thời nắm tình hình, ứng phó với các biến cố xảy ra. Duy trì phối hợp, thông tin liên lạc với lực lượng kiểm lâm, đội BVR các địa bàn lân cận.


Xóm Khú có diện tích rừng lớn nhất xã, nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông với tỷ lệ che phủ gần 90%, đi khắp xóm đều thấy màu xanh của rừng. Do làm tốt công tác tuyên truyền, nhiều năm nay, trên địa bàn không xảy ra vụ việc chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng. Sau mỗi mùa vụ, xóm tổ chức phát dọn thực bì, đường băng cản lửa tại vị trí tiếp giáp các cánh rừng; hàng năm trồng mới nhiều ha rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

Ông Bùi Văn Khiêm, Trưởng xóm Khú cho biết: "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại các cuộc họp thôn, xóm, loa truyền thanh của xã, người dân đã nhận thức rõ ý nghĩa, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc BVR, phối hợp với lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các hành vi xâm hại. Mỗi hành vi ra vào địa bàn của các đối tượng bên ngoài, xe vận tải lớn, nhỏ mang theo các dụng cụ, máy móc đều được người dân thông báo kịp thời, cùng với xã và lực lượng kiểm lâm phối hợp ngăn chặn, xử lý. Nhiều năm nay, thảm động, thực vật quý của rừng được bảo tồn”.


Để nâng cao công tác quản lý, BVR, xã cùng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, lực lượng kiểm lâm địa bàn xây dựng cam kết về BVR theo đúng quy định pháp luật. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể trong công tác phối hợp BVR, tổ chức ký cam kết, đưa vào hương ước tại khu dân cư. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm trực tiếp hướng dẫn các đội BVR về nghiệp vụ cơ bản trong việc thông tin, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại rừng trái phép. Tổ chức tuần tra thường xuyên, tăng dần tần suất vào các tháng cao điểm, nhất là những vị trí giáp ranh. 


Định hướng việc quản lý, BVR, xã vận động người dân tích cực tham gia cải tạo, trồng rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường, hỗ trợ phát triển KT-XH. Trong năm 2020, xã đã trồng mới 5 ha cây lâm nghiệp, cây ăn quả các loại, nâng độ che phủ rừng toàn xã đạt 85%. Xã có cảnh quan núi rừng hùng vĩ, không khí trong lành, mát mẻ, nhiều điểm đến hấp dẫn như bãi Nhạ (xóm Bói) với đồng cỏ thênh thang, yên bình. Nhiều hang động tại xóm Khú, đi sâu 3 - 4h đồng hồ cũng không hết, thôi thúc những người ưa mạo hiểm khám phá, hứa hẹn đem đến tiềm năng du lịch, phát triển KT-XH cho địa phương.

 Hoàng Anh

Các tin khác


Tổng kết dự án JICA - SAPTRERS và trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu lợn bản địa huyện Đà Bắc

Sáng 8/12, tại huyện Đà Bắc, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết dự án "Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi bền vững để bảo vệ đa dạng sinh học" trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020 (Dự án JICA - SAPTRERS); trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu lợn bản địa huyện Đà Bắc. 

Các cấp Hội Nông dân tỉnh:Phát huy vai trò nòng cốt xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM), các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã xác định rõ vai trò nòng cốt tại cơ sở. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động, trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; phát động thi đua tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) ở nông thôn; duy trì phong trào “Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”; xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu với hình thức phong phú, sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.

Thủ tướng chỉ thị cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn

Ngày 1/12/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 41/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn.

Cựu chiến binh xã Tân Vinh chung tay bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Ô nhiễm không khí, khói bụi do hoạt động của các cơ sở khai thác đá, sản xuất xi măng trên địa bàn xã Tân Vinh (Lương Sơn) từng được xem là vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong Nhân dân. Nhằm chung tay bảo vệ môi trường (BVMT), Hội Cựu chiến binh (CCB) xã đã phát huy vai trò tiên phong với các hoạt động thiết thực, cụ thể, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần nâng cao tiêu chí số 17 trong xây dựng NTM.

Tuyên truyền cho 18,9 nghìn lượt người về công tác phòng, chống cháy rừng

(HBĐT) - Trong tháng 11, các địa phương trong tỉnh đã khai thác rừng trồng được 183 ha, sản lượng 17,3 nghìn m3 gỗ; 15,5 nghìn ster củi; khai thác cây phân tán được 670 m3; trên 240 nghìn cây bương, tre, luồng, giang, nứa; 418 tấn măng và 25 tấn dược liệu.

Người dân xã Liên Sơn khốn khổ, bất an vì nổ mìn khai thác đá

(HBĐT) - "Keng... keng... keng", khi tiếng kẻng báo động nổ mìn khai thác đá từ Công ty CP Thành Lập ở xóm Sòng, xã Liên Sơn (Lương Sơn) phát ra lúc hơn 17h ngày 3/12, anh Nguyễn Văn Đa, nhà sát mỏ đá đang cho lợn ăn phải bỏ chạy đi tìm chỗ nấp an toàn. Ngoài tuyến đường liên xóm, anh Nguyễn Văn Sơn vội vàng cầm chiếc biển sắt với dòng chữ "Nổ mìn - dừng lại" ra đặt giữa đường. Mọi phương tiện ô tô, xe máy đều dạt ra khỏi đoạn đường dài chừng 100 m đoạn qua khu vực công ty nổ mìn. Một lúc sau, 2 tiếng "bùm" chát chúa điếng tai phát ra, rung chuyển đất và tung bụi mù mịt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục