Khi góp ý cho Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, các chuyên gia năng lượng cho rằng, tư duy về vấn đề làm quy hoạch chưa có thay đổi lớn, còn dựa vào nguồn năng lượng truyền thống, dẫn đến phải nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt nhập khẩu than là rất cao.

Cần thay đổi tư duy lập quy hoạch

Ngày 14.1, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) cho biết, ngày 11.1, đơn vị này đã gửi Thư kiến nghị góp ý cho Quy hoạch tổng thể về Năng lượng quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050 đến Bộ Công Thương theo đúng quy trình góp ý.

Theo VSEA, về ưu điểm, đây là bản quy hoạch năng lượng đầu tiên mang tính chất tổng thể và có tính định hướng cho các quy hoạch năng lượng thành phần.

Bản dự thảo quy hoạch tổng thể đã khắc phục được nhiều tồn tại của các quy hoạch phân ngành trước đây, không chỉ chú ý đến yếu tố phát triển năng lượng (đủ và tin cậy) mà còn chú ý nhiều mặt khác như yếu tố môi trường, yếu tố biến đổi khí hậu, yếu tố giá cả, yếu tố thị trường, yếu tố tiết kiệm và hiệu quả, yếu tố kết hợp trong và ngoài nước…

Đặc biệt, kỳ này quy hoạch tổng thể đã bám sát các định hướng, chính sách về năng lượng với các chỉ tiêu định hướng trung và dài hạn của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết 55 của Bộ chính trị, chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến 2050. Quy hoạch bám sát với tình hình thực tế và tính khả thi cao hơn.


Câu chuyên nhập khẩu than vẫn đặt nặng trong Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia. Ảnh: MOIT

Tuy nhiên, Dự thảo quy hoạch vẫn có một số điểm cần được xem xét kỹ lưỡng hơn. Cụ thể VSEA đưa ra các đề xuất như cần thay đổi tư duy lập quy hoạch theo hệ thống năng lượng hiện đại với 4 trụ cột: giảm phát thải, phi tập trung, chuyển đổi số và điện khí hóa;

Cập nhật lại dự báo nhu cầu tính tới tác động của COVID-19; Giảm tối đa nhập khẩu năng lượng sơ cấp, đặc biệt là than, thay vào đó khai thác tối đa tiềm năng nguồn năng lượng trong nước gồm: Bổ sung 2 mỏ khí mới Kèn Bầu và Khánh Hòa và tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo;

Bổ sung đánh giá tiềm năng lưu trữ năng lượng; Định vị lại vị trí ngành than trong tương lai; Cần có thị trường năng lượng đồng bộ với lộ trình cụ thể, bắt buộc, đi kèm phương án cụ thể cho giá năng lượng; Đưa ra biện pháp huy động vốn cụ thể; Bổ sung đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của kịch bản được lựa chọn.

Cần định vị lại ngành than

Theo chuyên gia Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng nhà nước Việt Nam - nhận xét: "Tư duy của lập Quy hoạch vẫn còn mang tính chất của ngành năng lượng truyền thống, chủ yếu vẫn là nhập khẩu than, rõ ràng là câu chuyện đó đã đi không đúng với xu hướng của thế giới.

Bài toán đơn giản nhất chúng ta có thể thấy ngay nếu phải nhập khẩu than, hay khí thì đều cần đến ngoại tệ, mà dùng đến ngoại tệ thì có nghĩa là cân đối ngoại tệ của đất nước để đáp ứng cho nhu cầu đó sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Vì thế chúng ta cần nhìn lại một cách tổng thể về huy động vốn cho việc phát triển năng lượng của Việt Nam nói chung".

Chuyên gia Ngô Đức Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công Thương - nhấn mạnh, tư duy về vấn đề làm quy hoạch chưa có thay đổi lớn, còn dựa vào nguồn năng lượng truyền thống, dẫn đến phải nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt nhập khẩu than là rất cao.

"Trong hoàn cảnh như nước ta hiện nay, đặt ra vấn đề nhập than quá lớn. Năm 2020, nhập 12 triệu tấn, nhưng năm 2030 phải nhập tới 70 triệu tấn và đến năm 2050 và những năm sau, mỗi năm phải nhập thêm 100 triệu tấn. Trong khi ta đặt ra, đặc biệt trong Nghị quyết 55 đã nhấn mạnh phải tận dụng tối đa nguồn nhiên liệu sẵn có trong nước”.

"Đây là quy hoạch tổng thể của ngành năng lượng quốc gia cho tương lai, nên tư duy trong quy hoạch cần đột phá để theo kịp với mô hình năng lượng hiện đại: Giảm phát thải, phi tập trung, chuyển đổi số và điện khí hóa.

Bên cạnh đó, quy hoạch cũng cần định vị lại vị trí của ngành than: Chọn tiếp tục phụ thuộc vào than đồng nghĩa với ô nhiễm hơn, tàn phá khí hậu; các kế hoạch phục hồi xanh hậu COVID-19 không có chỗ cho than…” - bà Ngụy Thị Khanh, Chủ tịch Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam - cho biết.

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục