(HBĐT) - Những năm qua, thiên tai xảy ra liên tiếp và khắc nghiệt để lại nhiều hậu quả nặng nề. Đặc biệt là các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: mưa lớn, giông lốc, mưa đá, sét, gió giật mạnh gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu, thậm chí cả tính mạng con người. Đơn cử như năm 2020, do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đã làm 7 người chết và bị thương; 3.077 nhà tốc mái, đổ sập; gần 2.300 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả tập trung; nhiều công trình hư hỏng. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra cho tỉnh trong năm qua trên 652.200 triệu đồng...
Là vùng đất thường chịu ảnh hưởng của thiên tai, năm qua, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức diễn tập phương án phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Từ đầu tháng 4 đến nay, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá đã xảy ra ở khu vực vùng núi phía Bắc như: Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La... gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu của người dân. Đối với tỉnh ta, Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình cũng phát đi nhiều bản tin về mưa giông diện rộng và cảnh báo mưa lớn cục bộ kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đặc biệt, theo nhận định của cơ quan chuyên môn, trong thời gian chuyển mùa (từ tháng 4 - 6), thường xuất hiện hiện tượng thời tiết nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất. Do vậy khuyến cáo người dân chủ động ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do giông lốc, mưa đá, gió giật và các hình thái thời tiết nguy hiểm khác có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKN) tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị các sở, ngành tham gia thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân chủ động phòng tránh các hiện tượng thời tiết xấu. Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương; chủ động chuẩn bị phương tiện, vật tư, nhất là vải bạt, tấm lợp các loại và lực lượng xung kích tại cơ sở, sẵn sàng huy động giúp dân khắc phục hậu quả nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Tổ chức kiểm tra rà soát an toàn nơi ở của người dân, sẵn sàng các phương án để chủ động ứng phó khi có tình huống. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tuyến thông tin cơ sở tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó mưa giông, kèm lốc, sét, mưa đá như: gia cố, bảo vệ mái nhà dùng vật liệu dễ bị tốc, vỡ; che chắn bảo vệ rau màu, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể để giảm thiểu thiệt hại.
Các địa phương tổ chức rà soát, bổ sung các phương án phòng tránh giông lốc, sét, mưa đá, trong đó thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chằng chống, gia cố nhà cửa, công trình công cộng, công trình tạm, biển hiệu, biển quảng cáo, tổ chức chặt, tỉa cành cây...
Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, khi xảy ra mưa đá, người dân không nên trú ở gốc cây hay nhà mái lá, mái ngói, mái prôximăng, nếu ở trong những ngôi nhà này nên trú dưới gầm bàn, ghế, giường... hoặc tìm các vật dụng cứng để che đầu; không di chuyển ngoài trời. Trường hợp chưa kịp trú ẩn khi đang ở ngoài thì dùng các vật dụng cứng như mũ bảo hiểm, cặp sách... để tránh đá rơi vào đầu. Không tắm mưa hoặc sử dụng nước tan ra từ mưa đá do có thể nhiễm các chất bẩn, độc tố, axít; không đứng gần đường dây điện, đường dây cao thế và máy biến áp.
Nếu có giông lốc, không đứng gần, trú tránh dưới cây to, nhà thô sơ, cột điện để tránh bị va đập, đè bẹp hoặc điện giật. Không đứng gần, thò đầu ra ngoài cửa sổ, cửa đại, tường ngoài của căn nhà, trú trong căn phòng nhỏ có hướng ngược với lốc xoáy; không được ở trên nóc nhà. Khi bất ngờ gặp lốc xoáy phải nhanh chóng tìm nơi đất trũng thấp, nằm sát xuống trú vào cống hay nhảy xuống hố; tuyệt đối không chạy cùng hướng với đường đi của lốc xoáy...
Bình Giang
(HBĐT) - Ngày 8/4, Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức hội nghị triển khai ra mắt mô hình "Khu dân cư phân loại rác kết hợp sử dụng vật liệu tái chế”.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/4, không khí lạnh yếu đang di chuyển xuống phía Nam sẽ ảnh hưởng đến vùng núi Bắc Bộ. Đêm nay, không khí lạnh ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió lên đến mực 5.000m nên trong sáng nay 7/4, ở khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 10-20mm/12 giờ, riêng Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang có nơi trên 30mm/12 giờ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY), tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan trên diện rộng.
(HBĐT) - Hiện nay, các loại cây trồng vụ xuân sinh trưởng và phát triển tốt. Trong đó, đối với cây lúa trà sớm đang đứng cái, phân hóa đòng với diện tích khoảng 1.000 ha; trà chính vụ khoảng 12.000 ha ở giai đoạn cuối đẻ nhánh; trà muộn 2.493 ha đang đẻ nhánh rộ. Một số cây trồng khác như cây có múi phát triển lộc, đậu quả - phát triển quả; cây mía, rau, cây ăn quả phát triển thân lá. Tuy nhiên, tại các địa phương xuất hiện một số loại sinh vật gây hại trên cây trồng.
(HBĐT) - Công trình nước sinh hoạt Bó Dâm được xây dựng, hoàn thành bằng nguồn vốn Chương trình 135 theo đề xuất của xóm Bùi Nước, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc), với kỳ vọng cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho khoảng 200 hộ dân trong xóm. Tuy nhiên, sau khi bàn giao đi vào hoạt động, chỉ trong một thời gian rất ngắn, công trình đang trong thời gian bảo hành đã bị hỏng hóc nghiêm trọng. Dù cho người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương - chủ đầu tư đã nhiều lần lên tiếng. Nhưng đáp lại từ phía đơn vị thi công chỉ là những lời hứa suông...