(HBĐT) - Với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Từ đầu năm đến nay, các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh nỗ lực thực hiện thông điệp "Vì một Việt Nam xanh” của Thủ tướng Chính phủ.



Ủy ban MTTQ TP Hòa Bình hỗ trợ người dân xã Thịnh Minh trồng 250 cây bằng lăng tạo bóng mát ở vùng nông thôn.

       Nhằm tạo sức lan tỏa tới tất cả các địa phương, khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp, toàn dân tham gia trồng cây xanh và trồng rừng, ngày 1/4, UBND tỉnh đã tổ chức lễ phát động hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ tại tổ Miều, phường Trung Minh (TP Hòa Bình). Đến nay, mặc dù tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp, nhưng từ vùng nông thôn tới thành thị, người dân tích cực phủ xanh đất trống bằng cây xanh. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm (Sở NN&PTNT), tính đến hết tháng 5, toàn tỉnh trồng rừng tập trung được 2.478,33 ha, trồng trên 450.934 cây phân tán.

       Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của tỉnh, TP Hòa Bình đang phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị. Tuy nhiên, thành phố phải đối diện với nhiều thách thức về vấn đề môi trường, rác thải, đặc biệt là thách thức chung trong hiện tượng biến đổi khí hậu, thiên tai… Khắc phục những khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, TP Hòa Bình luôn chú trọng thực hiện trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, trồng cây tại các khu đô thị, khu công nghiệp… Vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hưởng ứng chương trình "Trồng 1 tỷ cây xanh - Vì một Việt Nam xanh”, UB MTTQ TP Hòa Bình hỗ trợ 250 cây bằng lăng cho xã Thịnh Minh. Cây xanh được trồng tại tuyến đường liên xóm Đồng Bài - Tân Lập nhằm tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

       Tại các xã vùng cao của huyện Đà Bắc, ngay từ đầu năm 2021, người dân chủ động chuẩn bị cây giống, hiện trường, sẵn sàng thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2021 và trồng cây xanh tại các khu dân cư, đường làng, ngõ xóm. Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc chia sẻ: Huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế rừng, nhờ trồng rừng mà đời sống của bà con trở nên khá giả hơn. Vì vậy, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Đà Bắc quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc các xã, thị trấn triển khai kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán. Năm 2021, các địa phương đã tích cực rà soát hiện trường, chuẩn bị vật tư, vật liệu sản xuất cây lâm nghiệp. Thực hiện Tết trồng cây xuân Tân Sửu, toàn huyện trồng được 30.172 cây lâm nghiệp các loại. 6 tháng đầu năm, toàn huyện ước trồng được khoảng 400 ha rừng (đạt 50% kế hoạch). Thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ, huyện đang tiến hành rà soát, quy hoạch, xác định quỹ đất để trồng rừng, trồng cây phân tán ở khu vực nông thôn.

       Ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 524/QĐ-TTg phê duyệt Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025. Để thực hiện hiệu quả đề án, Sở NN&PTNT đã ban hành văn bản đề nghị các huyện, thành phố triển khai một số nội dung: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định số 524/QĐ-TTg đến các cấp ủy, chính quyền và toàn thể Nhân dân. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp thực hiện rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định quỹ đất để trồng mới rừng phòng hộ, rừng sản xuất, đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, đất phát triển trồng cây xanh phân tán vùng nông thôn… làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán cụ thể hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025. Bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án, kêu gọi tổ chức, doanh nghiệp nhằm huy động các nguồn vốn hợp pháp tham gia, chung tay thực hiện trồng, chăm sóc cây xanh vì cộng đồng…

       Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động chuẩn bị đủ cây giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và dự án được phê duyệt. Tổ chức, duy trì, phát triển phong trào "Tết trồng cây” và trồng cây nhân dân hàng năm; phát động thi đua, giao chỉ tiêu kế hoạch trồng cây cho các xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị và từng khu dân cư. Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.

       Việc thực hiện đề án góp phần tạo cảnh quan tại khu vực đô thị và nông thôn. Đối với trồng rừng tập trung còn tạo sinh kế bền vững, xóa đói giảm nghèo cho Nhân dân. Về mặt xã hội, việc thực hiện đề án sẽ nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng, phát triển cây xanh trong toàn xã hội, góp phần hiện thực các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao ý thức, trách nhiệm và đóng góp của cộng đồng trong bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây xanh.   


Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Phối hợp quản lý, bảo vệ rừng

(HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh, có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, hầu hết các xã, thị trấn đều có rừng, nhiều xã vẫn còn rừng tự nhiên; đời sống Nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, tạo áp lực lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL, BVR) và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Trong nhiều năm qua, huyện đã xây dựng, duy trì công tác phối hợp giữa 3 lực lượng: Kiểm lâm, Quân đội và Công an để tăng cường QL, BVR, bảo đảm ANTT, bảo vệ tài nguyên rừng. 

Đảm bảo an toàn công trình, hạ du khi hồ Hòa Bình xả lũ

(HBĐT) - Ngày 26/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh có văn bản chỉ đạo về việc đảm bảo an toàn công trình và hạ du hồ chứa nước thuộc quy trình liên hồ trên lưu vực sông Hồng trong mùa mưa lũ năm 2021.

Huyện Lương Sơn: Sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai

(HBĐT) - Mùa mưa bão năm nay, dự báo tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Lương Sơn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, bất thường. Để chủ động ứng phó với thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, đảm bảo an toàn cao nhất cho đê điều. Ngay từ đầu năm, huyện đã xây dựng kế hoạch, phương án, chỉ đạo các xã, thị trấn theo phương châm "chủ động phòng chống là chính, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả".

Công an tỉnh chủ động làm tốt công tác quản lý hoạt động khoáng sản

(HBĐT) - Vừa qua, Đoàn kiểm tra của BTV Tỉnh ủy đã làm việc tại Công an tỉnh về kết quả công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Cần tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

(HBĐT) - Sáng 27/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò. Đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT dự và chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xã Thạch Yên: Chủ động ứng phó với thiên tai

(HBĐT) - Là xã vùng cao khó khăn của huyện Cao Phong, địa bàn Thạch Yên đa phần đồi núi cao, dân cư sinh sống thưa thớt, chủ yếu tại chân núi, ven sườn đồi… khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão. Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT& TKCN) xã tập trung rà soát, triển khai các kế hoạch đồng bộ nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn về người và tài sản của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục