(HBĐT) - Dù đã gần hết mùa khô, song hiện nay thời tiết hanh khô, nguy cơ cháy rừng còn thường trực, đã xuất hiện vụ cháy rừng trên núi đá tại thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy). Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi nhanh với đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh về khuyến cáo những biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) hiện nay.
Lực lượng Kiểm lâm Mai Châu kiểm tra thiết bị chữa cháy rừng mùa khô năm 2022.
P.V: Xin đồng chí đánh giá nguy cơ cháy rừng hiện nay?
Đồng chí Nguyễn Xuân Trường: Dù đã cơ bản hết mùa hanh khô, song nguy cơ cháy rừng vẫn thường trực. Có 2 đối tượng chính nguy cơ cháy rừng là: Rừng mới trồng, chưa khép tán, hàng năm các chủ rừng tiến hành 1 - 2 lần phát dọn, tỉa cắt, có lượng thực bì lớn chưa được phát dọn, khô nỏ nguy cơ cháy rừng rất cao. Đối tượng này tập trung ở hầu hết các địa phương trong tỉnh như huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn… Đối tượng thứ 2 là rừng tự nhiên chưa thành rừng là rừng còn lúp xúp, thấp và thưa có thảm thực vật ở dưới gốc dày, có nguy cơ cháy cao nhất tập trung ở huyện Mai Châu, Đà Bắc. Đối với rừng trồng thì công tác chăm sóc có quy trình, đặc biệt có các tổ, đội bảo vệ hoạt động rất tích cực. Mỗi thôn, bản có 1 tổ hoạt động khá hiệu quả, quá trình người dân, chủ rừng chăm sóc, đốt xử lý thực bì phải báo cáo với tổ bảo vệ, nên việc cháy rừng khó xảy ra và có thể dập tắt khi mới bắt đầu. Bên cạnh đó, tỉnh đã thực vận hành hệ thống cảnh báo cháy rừng qua vệ tinh; đồng thời thực hiện phương châm "4 tại chỗ” trong PCCCR nên đã kịp thời phát hiện và xử lý các điểm cháy rừng khi mới phát sinh. Trung bình hàng năm chỉ xảy ra 1 - 2 vụ cháy rừng nhỏ, mật độ che phủ rừng của tỉnh đạt khoảng 51%. Tuy nhiên, việc người dân, đặc biệt là trẻ em chăn thả gia súc, sử dụng lửa bắt ong còn lác đác xảy ra ở một số địa phương cũng là nguy cơ phát sinh cháy rừng. Qua thống kê có khoảng 80% nguy cơ cháy rừng phát sinh từ nguyên nhân chủ quan của con người bất cẩn khi sử dụng lửa trong khu vực nguy cơ cháy rừng.
P.V: Để hạn chế thấp nhất cháy rừng, đồng chí có khuyến cáo gì đối với các địa phương và người dân?
Đồng chí Nguyễn Xuân Trường: Thời tiết đang diễn biết cực đoan, hanh khô và tới đây là nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng dễ xảy ra, nhất là ở những vùng giáp ranh với các tỉnh bạn, khu vực núi đá nhiều lau lách, khu vực có thảm thực vật dày, cỏ tranh, tồn tại các hoạt động sản xuất, nương rẫy cũng rất dễ xảy ra cháy rừng và khó kiểm soát. Chính vì thế, các địa phương cần nghiêm chỉnh thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành NN&PTNT về công tác PCCCR. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư; nâng cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ, PCCCR ở cơ sở. Đôn đốc các địa phương, chủ rừng rà soát Phương án PCCCR và thực hiện nghiêm các biện pháp PCCCR theo phương châm "4 tại chỗ"; tổ chức lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, chủ rừng có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, PCCCR. Đặc biệt phải nâng cao vai trò của các tổ, đội xung kích PCCCR, quản lý và bảo vệ rừng cấp thôn, bản thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ các hoạt động đốt nương rẫy, săn bắt ong, đốt than, đốt đồi, chăn nuôi gia súc, nhất là trẻ em; hướng dẫn các chủ rừng, người dân thực hiện các nghiêm túc các quy trình xử lý thực bì, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng nhất là trong thời điểm nắng nóng, hanh khô kéo dài. Bên cạnh đó cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo cấp cháy rừng, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, huy động các lực lượng triển khai phương án PCCCR. Các địa phương có rừng, các chủ rừng phải thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguồn vật liệu cháy, những khu vực xung yếu nguy cơ cháy cao có thể tổ chức hệ thống đường băng cản lửa, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
P.V (Thực hiện)
(HBĐT) - 5. Định chế nội dung sức khỏe môi trường; bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường
Để kiểm soát các yếu tố môi trường có tác động đến sức khỏe con người, Luật đã quy định nội dung quản lý các chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người; quy định rõ trách nhiệm của Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trong theo dõi, kiểm soát, phòng ngừa các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như đánh giá mối quan hệ giữa sức khỏe môi trường với sức khỏe con người, đặc biệt là mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với các loại bệnh dịch mới.
(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh BÙI VĂN KHÁNH đã ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 24/3/2022 về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022.
Do ảnh hưởng không khí lạnh nên ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to; riêng từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 1/4, Bắc Bộ và Thanh Hóa không khí lạnh gây ra mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-30mm/24 giờ, có nơi 40mm/24 giờ; khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
(HBĐT) - Ngày 31/3, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh có Công văn số 32/BCH-VP về chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.
(HBĐT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức hội thảo trực tuyến tới 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tập huấn các quy định, chính sách của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) và các văn bản quy định chi tiết thi hành cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì hội thảo.