(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa gửi công văn đề nghị các địa phương và các cơ quan chuyên môn tập trung phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa và cây trồng vụ xuân 2022.
Nông dân phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cho các diện tích lúa.
Vụ xuân năm 2022, toàn tỉnh gieo cấy 16.858 ha lúa, đạt 108,5% kế hoạch, hiện lúa trà sớm giai đoạn ôm đòng - trỗ bông; trà chính vụ đứng cái - phân hóa đòng; trà muộn cuối đẻ nhánh. Diện tích cây màu đã gieo trồng xong đảm bảo khung thời vụ. Cây ăn quả có múi (CAQCM), nhãn, vải đang phát triển quả. Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, toàn tỉnh đã có 725ha lúa nhiễm bệnh vàng lá; 9ha nhiễm bệnh đạo ôn; 10ha nhiễm bệnh bạc lá... Số diện tích này đang có xu hướng tăng nhanh nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời. Ngoài ra, một số đối tượng sâu bệnh hại khác cũng đang xuất hiện và có khả năng gây hại mạnh thời gian tới.
Để bảo vệ tốt các trà lúa, cũng như cây trồng, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra, Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp huyện tăng cường bám sát cơ cơ để chỉ đạo sản xuất. Thực hiện thông báo tình hình sinh vật gây hại định kỳ hàng tuần theo quy định; chủ động phối hợp, trao đổi thông tin, báo cáo trong công tác chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại trên cây trồng.
Đối với những đối tượng trên lúa như rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ bông, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn... cần chủ động phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tuyệt đối không để sâu, bệnh bùng phát thành dịch ảnh hưởng đến năng suất.
Đối với cây màu: Theo dõi đối tượng sâu keo mùa thu gây hại trên diện tích trồng ngô rải vụ, không tập trung; sâu khoang, bệnh lở cổ rễ, vàng lá sinh lý trên vùng chuyên canh lạc, hại mạnh giai đoạn cây con - phân cành; bệnh héo xanh, bệnh khảm lá virus… gây hại trên rau.
Đối với CAQCM: Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Sở tăng cường phối hợp và tổ chức công tác thanh, kiểm tra xử phạt những trường hợp kinh doanh vật tư nông nghiệp kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định hiện hành. Tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự báo sớm, chính xác thời điểm phát sinh, cao điểm gây hại của các đối tượng dịch hại chính…
T.H (TH)
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/4, Bắc Bộ sáng có mưa rào vài nơi, trưa hửng nắng, nhiệt độ tăng nhanh, cao nhất 26 độ. Các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa giông, đề phòng lốc, sét.
(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa gửi công văn đề nghị các địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở, đại lý thu mua, đầu tư trồng sắn trên địa bàn tỉnh chủ động các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá sắn.
Ngày 19/4, khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi.
(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện rộng, diện tích 587 km2, dân số khoảng khoảng 14,6 vạn người, 90% sống ở vùng nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa đạt 8,65%, thấp nhất tỉnh. Huyện đang tập trung chỉ đạo các giải pháp phát triển đô thị, phấn đấu năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa toàn huyện đạt 15%, đến năm 2030 đạt 25%, phát triển các đô thị thị trấn Vụ Bản, Mường Vó và Mường Khói theo các cấp đô thị.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh, lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) luôn chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, mưa lũ. Do vậy, Sở GTVT đã chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trong ngành và phối hợp với các huyện, thành phố trong phòng, chống thiên tai (PCTT) với phương châm: Chủ động phòng ngừa là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương. Tăng cường cảnh báo các điểm xung yếu trên các tuyến đường thường xuyên bị ngập, những đoạn taluy nguy cơ sạt trượt.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên miền Bắc và miền Trung trong đêm 17/4 và ngày 18/4 có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, trời chuyển rét.