(HBĐT) - Với vị trí địa lý đặc thù nhiều đồi núi, Hòa Bình thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi một số loại hình thiên tai điển hình như: xuất hiện các đợt mưa với cường độ, tần suất lớn gây lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập úng cục bộ nhiều nơi; hiện tượng dông lốc, mưa đá, sét, gió giật mạnh thường xuyên xảy ra, nhất là vào thời điểm giao mùa... Khí hậu bất thường và các yếu tố thiên nhiên là những điều kiện kích hoạt gây nên các dạng tai biến địa chất trong tỉnh.



UBND tỉnh yêu cầu đối với các công trình, nhà ở hiện có ven sông, suối phải thường xuyên kiểm tra, quan sát đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai. Ảnh  chụp tại khu vực ngầm suối Chăm, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình).

Từ đặc điểm địa hình, khí hậu nên trên địa bàn tỉnh luôn ẩn họa nguy cơ thiên tai rất cao và thực tế năm nào cũng có thiệt hại nặng nề về sản xuất, công trình, nhà cửa và tính mạng người dân. Số liệu mới nhất qua kiểm tra, rà soát cho thấy, hiện nay trong tỉnh có 201 điểm dân cư nguy cơ thiên tai cao, với 5.273 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng cần phải có phương án bố trí sắp xếp, ổn định dân cư.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) luôn được các cấp, ngành chú trọng; người dân được tuyên truyền, nâng cao nhận thức, cách nhận biết và phòng tránh đối với từng loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn các địa phương khi xây dựng kế hoạch PCTT lại chưa bám sát với thực tế; việc lập phương án ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai, phương án PCTT giai đoạn của các địa phương vẫn chưa triển khai thực hiện...

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, thời gian qua, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, ngành, đặc biệt là phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong PCTT với tư tưởng chỉ đạo: Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính với phương châm ''4 tại chỗ''.

Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) hiện có nhiều điểm nguy cơ thiên tai cao, nhất là tại khu vực dọc tuyến đường tỉnh 435 và các xóm Vôi, Tháu (cũ) giáp vùng hồ Hòa Bình. Do vậy, hàng năm, UBND phường sớm xây dựng kế hoạch, phương án PCTT bám sát thực tế. Đồng chí Trần Thị Cúc, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết: UBND phường thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành, LLVT chủ động theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, kịp thời chỉ đạo khi có tình huống xảy ra. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo dưới nhiều hình thức và hướng dẫn các biện pháp ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư; tuyên truyền, vận động người dân không xây dựng nhà ở, công trình ở khu vực nguy cơ cao. Sát sao chỉ đạo các tổ dân phố rà soát địa bàn, nắm chắc hộ gia đình, những điểm xung yếu có nguy cơ chịu ảnh hưởng của các cấp độ rủi ro thiên tai có thể xảy ra...

Công tác PCTT và việc giảm thiểu rủi ro, tổn thất có vai trò đặc biệt của mỗi cá nhân và gia đình. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả PCTT, đầu năm nay, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND quy định tiêu chí đảm bảo yêu cầu PCTT đối với gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu không được xây dựng công trình, nhà ở tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét (khu vực lòng, ven sông, suối; khu vực có địa hình, địa chất không an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền xác định, khuyến cáo). Tại các khu vực thường xuyên xảy ra ngập lụt, công trình, nhà ở phải được thiết kế xây dựng theo tiêu chí nhà kiên cố hoặc bán kiên cố, có thể chịu được các lực nhất định do dòng chảy hoặc áp lực nước gây ra. Bảo đảm sàn nhà sử dụng cao hơn mức ngập lụt cao nhất (theo quan trắc hoặc theo dõi trong vòng từ 5 năm trở lên) tại vị trí xây dựng.

Đối với các công trình, nhà ở đang thi công xây dựng phải lập và thực hiện phương án bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận, đặc biệt công tác bảo đảm an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị làm việc trên cao trong mùa mưa bão. Đối với công trình, nhà ở phải đảm bảo các thành phần khi thi công xây dựng chống được tác động của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa, lốc, sét, lũ, ngập lụt, sạt lở đất...

Ngoài ra, các tiêu chí bảo đảm yêu cầu PCTT đối với công trình, nhà ở hiện có, UBND tỉnh quy định: Thường xuyên quan trắc, quan sát biến dạng của công trình, nhà ở; kiểm tra hệ thống điện và đánh giá chất lượng công trình, bộ phận công trình, nhà ở; có biện pháp gia cố, giằng chống, đồng thời cắt, tỉa cây xanh để bảo đảm an toàn khi xảy ra các loại hình thiên tai như bão, lốc, sét… đặc biệt là nhà ở, công trình sử dụng mái tôn, mái fibroximang, trần nhựa, cửa kính, công trình gắn pano, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao. Định kỳ tổ chức nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước xung quanh khu vực nhà ở, công trình. Trước mùa mưa lũ phải kiểm tra, rà soát và có biện pháp khắc phục sự cố kịp thời. Có phương án sơ tán người, tài sản khi xảy ra thiên tai; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động PCTT theo phương châm "4 tại chỗ”, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình, nhà ở...


Bình Giang

Các tin khác


Ngày 12/6, Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở 2 cửa xả đáy

(HBĐT) - Ngày 11/6, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh ban hành Công điện số 66/CĐ-BCH về việc đảm bảo an toàn khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

Thời tiết ngày 11/6: Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 11/6, ở vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-90mm, có nơi trên 120mm; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to (thời gian xảy ra mưa dông tập trung từ chiều tối đến đêm).

Huyện Lạc Thuỷ: Phòng cháy tại hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - Thời gian qua, Công an huyện Lạc Thuỷ chú trọng làm tốt nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC) thông qua thực hiện các đợt cao điểm về tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC tại khu dân cư (KDC), hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh (SXKD). Qua đó nhằm kịp thời ngăn chặn, giảm thiểu số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, Nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Thời tiết ngày 9/6: Mưa lớn tập trung ở vùng núi và trung du Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 9/6 đến hết đêm 10/6, ở vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 150mm; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to (thời gian xảy ra mưa dông tập trung từ chiều tối đến đêm).

Thời tiết ngày 8/6: Vùng núi và trung du Bắc Bộ nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 8/6 đến ngày 9/6, ở vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 130mm; khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to (thời gian xảy ra mưa dông tập trung từ chiều tối đến đêm).

Mưa lớn, Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân ở Mường Lát

Trưa 7/6, ông Hà Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa cho biết: Từ rạng sáng 7/6, trên địa bàn xã Mường Lý xảy ra mưa lớn, nguy cơ sạt lở rất cao. Hàng trăm người dân đã được sơ tán đến các trường học hoặc các nơi an toàn để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục