(HBĐT) - Giảm văn bản hành chính trong mỗi cuộc họp, tiết kiệm chi phí in ấn tài liệu, rút ngắn thời gian chuẩn bị họp, tăng cường sự tương tác giữa các thành viên dự họp, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành... là những lợi ích từ khi UBND huyện Lạc Sơn triển khai hệ thống "phòng họp không giấy”.


Chỉ cần dùng điện thoại thông minh, cán bộ UBND huyện, xã thuộc huyện Lạc Sơn có thể cập nhật văn bản họp  trước 5 ngày.

"Phòng họp không giấy" là phần mềm hỗ trợ tổ chức các cuộc họp theo phương thức truyền thống trên môi trường mạng, nhằm nâng cao chất lượng các cuộc họp trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước ở các cấp, các ngành. Từ cuối năm 2020, UBND huyện Lạc Sơn đã triển khai phần mềm này tại các phòng, ban, thành viên UBND huyện… Toàn bộ quy trình của "phòng họp không giấy” được thực hiện thông qua hệ thống văn bản điện tử; trước mỗi cuộc họp, nội dung chương trình và tài liệu được chuẩn bị, xem xét, phê duyệt và cập nhật lên hệ thống để các thành viên tham dự họp nghiên cứu trước. Các thành viên dự họp nhận được tài liệu trước 5 ngày với những cuộc họp chuyên đề, họp phòng, ban, trước 15 ngày đối với cuộc họp HĐND cấp huyện. Người họp có tài liệu thông qua các thiết bị thông minh, như: Máy tính, ipad, smartphone... Nhờ phần mềm "phòng họp không giấy", những người tham gia cuộc họp chỉ cần đem theo máy tính hoặc thiết bị di động nhỏ gọn thay vì sử dụng nhiều văn bản cồng kềnh như trước đây.

Đồng chí Bùi Nguyệt Minh, Trưởng phòng Nội vụ huyện cho biết: Qua triển khai "phòng họp không giấy", văn bản điện tử giúp các đại biểu có thể truy cập tức thời nhiều tài liệu liên quan đến nội dung cuộc họp; tiết kiệm thời gian, chi phí văn phòng phẩm, đặc biệt tránh được những sai sót trong sắp xếp tài liệu. Các đại biểu có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu tài liệu nên chất lượng thảo luận được nâng lên; tăng tính kịp thời, hiệu quả trong xử lý công việc, quản lý, điều hành của lãnh đạo.

Đồng chí Bùi Văn Thảo, chuyên viên Văn phòng UBND huyện cho biết: Mỗi cuộc họp đều có những văn bản, tài liệu, báo cáo với số lượng lớn cần gửi cho đại biểu nghiên cứu. Với cách họp truyền thống trước đây, chúng tôi phải tốn nhiều công sức cho việc tập hợp tài liệu, báo cáo; lên danh sách đại biểu; thực hiện thủ công in ấn, photo tài liệu phục vụ cho cuộc họp. Phải tính toán đúng số lượng đại biểu vì nếu in thừa sẽ lãng phí, nhưng nếu không in dự phòng khi phát sinh đại biểu phải chuẩn bị thêm tài liệu rất mất thời gian. In xong phải chuyển đi các phòng, ban đến tận tay đại biểu. Các phòng, ban của huyện không tập trung nên việc chuyển tài liệu khá vất vả. Nhiều tài liệu không liên quan đến ngành, lĩnh vực các đại biểu không sử dụng rất lãng phí. Trước đây, mỗi kỳ họp HĐND huyện huy động 10 người làm, từ khâu chuẩn bị, in tài liệu và các văn phòng phẩm khác…, mỗi lần in gần 20 thùng giấy A4 rồi chuyển cho đại biểu ở các ban, ngành, đoàn thể. Chi phí vài chục triệu đồng cho một kỳ họp, nay chỉ cần 1 người tổng hợp tài liệu rồi gửi cho các đại biểu trước 15 ngày. Hệ thống cung cấp tính năng soạn thảo, phê duyệt, tổng hợp văn bản, ý kiến thảo luận để thành viên thuận tiện khi sử dụng. Qua hơn 1 năm triển khai "phòng họp không giấy", chi phí về văn phòng phẩm của huyện giảm đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Từ quý II/2022, huyện triển khai "phòng họp không giấy" tại 24/24 xã, thị trấn. Tuy nhiên, việc triển khai ở các cấp, ngành, xã, thị trấn còn nhiều vướng mắc như cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nhiều người chưa thành thạo sử dụng điện thoại hoặc máy tính. Một trở ngại nữa là trình độ tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế. Những hạn chế này sẽ được cán bộ chuyên môn của UBND huyện hỗ trợ cấp xã để đạt được mục tiêu xóa các cuộc họp sử dụng văn bản giấy.


Việt Lâm

Các tin khác


Công bố nhãn hiệu chứng nhận sả - tinh dầu sả TP Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 22/6, UBND TP Hoà Bình tổ chức hội nghị công bố Nhãn hiệu chứng nhận sả - tinh dầu sả TP Hoà Bình.

Thuỷ điện Hoà Bình tiếp tục phải mở cửa xả lũ

(HBĐT) - Sáng 24/6, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh có Công điện số 83 về đảm bảo an toàn khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

Người dân chật vật ứng phó với nắng nóng gay gắt

(HBĐT) -Trong tỉnh nói chung và TP Hòa Bình nói riêng những ngày này được ví như "chảo lửa”. Nắng nóng và nắng nóng gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt, việc làm của người dân. Nhiệt độ vào ban ngày lên đến 38 - 39 độ khiến nhiều người, nhất là đối với những người lao động thường xuyên ở ngoài trời phải chật vật ứng phó.

Hiểm họa sạt lở vùng sông nước Cà Mau

Tình trạng sụt lún, sạt lở đất ven sông đã trở thành vấn đề khẩn thiết đối với cư dân vùng sông nước Cà Mau. Chính quyền và cơ quan chức năng địa phương đang làm mọi cách để ứng phó, nhưng tình trạng sạt lở vẫn chưa dừng lại, có nơi mức độ diễn ra còn nghiêm trọng hơn.

Kiểm tra việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 22/6, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ-PCCN đối với công ty CP khai khoáng Long Đạt tại xóm Ngành, xã Liên Sơn (Lương Sơn). Công ty có ngành nghề kinh doanh khai thác và chế biến đá xây làm vật liệu xây dựng thông thường. Hiện đang ký hợp đồng lao động cho 22 người, trong đó 20 người hợp đồng không thời hạn.

Xã Mai Hịch đề cao cảnh giác, phòng tránh nguy cơ sạt lở đá

(HBĐT) - Vào 15h ngày 21/10/2021, tại núi đá Pha Hoong Mèo, xóm Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu) xảy ra sạt lở đá, với khoảng 200 m3, gây thiệt hại một số cây lâu năm, chuồng gà của 1 hộ dân. Vụ sạt lở đá tại xóm Hịch 2 cảnh báo mối nguy hiểm từ sạt lở đá, đá lăn luôn rình rập cuộc sống của các hộ sinh sống cạnh núi đá trên địa bàn xã Mai Hịch. Nhằm nâng cao cảnh giác cho người dân, phòng tránh nguy cơ sạt lở đá, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã, đang nỗ lực thực hiện các phương án đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục