(HBĐT) - Vào mùa mưa bão, ở một số khu vực trên địa bàn huyện Yên Thủy thường bị ngập úng nghiêm trọng, gây thiệt hại về hoa màu và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trong đó, một số xóm thuộc địa bàn 2 xã Đoàn Kết, Ngọc Lương được coi là trọng điểm về thiên tai trong mùa mưa bão của huyện.
Với địa hình thấp nên vào mùa mưa lũ, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đoàn Kết (Yên Thủy) bị ngập úng khi lũ sông Lạng về.
Theo thông tin từ UBND huyện Yên Thủy, đợt mưa lớn từ ngày 21- 24/5 vừa qua đã gây ngập úng một số khu vực ở xã Đoàn Kết và Ngọc Lương, ảnh hưởng lớn đến đời sống Nhân dân và diện tích hoa màu. Theo đó, trận mưa này đã khiến 1 căn nhà bị sập, ngập 2 nhà đều thuộc xã Ngọc Lương; 315 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 900 con gà bị chết, 5 vật nuôi bị nước lũ cuốn trôi. Tổng thiệt hại do đợt mưa lũ này gây ra ước tính trên 900 triệu đồng. Những ngày này, khi thời tiết đang mưa to, hàng trăm hộ dân thuộc địa bàn một số xóm của xã Đoàn Kết, xã Ngọc Lương không khỏi bất an. Tình trạng cứ mưa to là ngập đã diễn ra nhiều năm ở 2 xã nêu trên, nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân đã gửi đến cơ quan chức năng.
Trước những kiến nghị cử cử tri, vừa qua, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực tế một số khu vực trọng điểm về thiên tai, ngập úng thuộc địa bàn xã Đoàn Kết và xã Ngọc Lương. Như xóm Yên Bình (xã Đoàn Kết), hiện có 158 hộ dân, với diện tích đất canh tác khoảng 58 ha. Với vị trí nằm ven sông Lạng, tiếp giáp với đập Ngựa Lồng (đập có 32 khoang, trong đó 13 khoang có van điều tiết, 19 khoang tràn tự do) nên mỗi khi lũ về sẽ có khoảng sẽ có khoảng 50 hộ dân bị ảnh hưởng bởi ngập đường, khó khăn cho đi lại; khoảng 100 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp, trong đó có 30 hộ dân chịu ảnh hưởng ở mức độ nguy cấp khi có lũ về, cần phải sơ tán. Để khắc phục tình trạng này, cần xây dựng tuyến đê dài khoảng 2,4 km để ngăn chặn lũ của sông Lạng, với điểm đầu tuyến đê cách khu vực hạ lưu đập Ngựa Lồng khoảng 100m, điểm cuối ở dưới khu vực ngầm Suối Cò khoảng 200m.
Cũng thuộc xã Đoàn Kết, xóm Nam Thái cũng thường xuyên bị ngập úng trong mùa mưa. Xóm có 120 hộ dân, trong đó 10 hộ dân sẽ bị ngập lụt mỗi khi có mưa lũ về. Để khắc phục, cần xây dựng tuyến đê dài khoảng 1,5 km để ngăn chặn lũ, chia đều dòng chảy với đê Yên Trị, đảm bảo an toàn cho người dân và hoa màu trong khu vực. Đồng chí Vũ Hồng Thanh, Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết cho biết: Nguyên nhân của tình trạng ngập úng là do 2 xóm này được coi là "rốn nước” của cả huyện nên khi vào mùa mưa, nước dồn từ khu vực thị trấn về gây ngập úng. Tình trạng ngập úng đã xảy ra nhiều năm, thiệt hại nặng nhất là vào năm 2017, nước lũ đã cô lập nhiều hộ dân trên địa bàn, khiến nhiều tài sản của Nhân dân bị thiệt hại. Ngay từ đầu năm đến nay, mưa lớn cũng đã gây ngập úng, thiệt hại về hoa màu, tài sản của Nhân dân. Do đó, việc xây dựng đê chắn lũ là cấp thiết để đảm bảo tài sản, tính mạng của Nhân dân.
Theo UBND huyện Yên Thủy, qua rà soát, toàn huyện có 857 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai khi có mưa lũ. Trong đó, 144 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở; 54 hộ trong khu vực nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét; 659 hộ dân nguy cơ xảy ra ngập úng. Đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Để khắc phục tình trạng ngập úng như hiện nay, UBND huyện Yên Thuỷ đã kiến nghị lên UBND tỉnh và ngành chức năng về việc xây dựng và nâng cấp các tuyến đê trên địa bàn như: Tuyến đê sau hồ Ngọc Lương, tuyến đê Yên Bình (xã Đoàn Kết). Đề nghị đẩy nhanh tiến độ các dự án công trình từ các nguồn WB7, WB8 trên địa bàn để công trình sớm đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả. Cấp kinh phí để thực hiện các dự án bố trí ổn định dân cư theo hình thức xen ghép đối với xã Bảo Hiệu, Lạc Sỹ.
(HBĐT) - Có dòng sông Bôi chảy qua địa bàn 8 xã, thị trấn, huyện Lạc Thủy được xem như "vùng trũng” hứng thiên tai, đặc biệt là lũ bão. Theo đó, trong những năm qua, huyện luôn chủ động thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, thảm họa (ƯPVTTTH). Phát huy vai trò của tổ chức xã hội, Hội Chữ thập đỏ huyện đã luôn sâu sát, đồng hành cùng người dân trong hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã chủ động quán triệt, triển khai hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Huy động máy móc khắc phục tình trạng sạt lở tại các tuyến đường giao thông, di dời 2 hộ dân đến nơi ở mới an toàn... Qua đó nỗ lực giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, nhanh chóng ổn định cuộc sống sau thiên tai.
(HBĐT) - Cử tri xã Hợp Phong (Cao Phong) kiến nghị: Qua lấy ý kiến của Nhân dân về việc khảo sát xây dựng nhà máy xử lý rác thải của tỉnh tại xã Hợp Phong, cử tri xóm Quáng Giữa và Quáng Ngoài, xã Hợp Phong không nhất trí việc xây dựng bãi rác gần khu dân cư của 2 xóm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14/7, khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ, Trung và Nam Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm) với lượng mưa từ 10-30mm/24 giờ, có nơi trên 50mm/24 giờ.
(HBĐT) - Ngày 12/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường mùa mưa lũ cho 20 học viên là cán bộ chuyên trách công tác vệ sinh môi trường của 10 Trung tâm Y tế huyện, thành phố trong tỉnh.