Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương, tổ chức, các chuyên gia để xây dựng Dự thảo Báo cáo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Đa dạng các loài chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Ảnh tư liệu: Thùy Dung/TTXVN

Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Dương Thanh An cho biết, Dự thảo Báo cáo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia nhằm định hướng việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong thời gian tới; bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; tăng cường hợp tác hiệu quả giữa các ngành trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dự thảo Báo cáo Quy hoạch được xây dựng với quan điểm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đa dạng sinh học và pháp luật khác có liên quan; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái nhằm giảm tối đa mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phục vụ phát triển bền vững. Dự thảo cũng tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của các hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có; áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái trong xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; huy động mọi nguồn lực của cộng đồng vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.

Dự thảo Báo cáo Quy hoạch sẽ tiến hành quy hoạch 258 khu bảo tồn, 100 cơ sở bảo tồn, 8 hành lang đa dạng sinh học, 32 khu vực đa dạng sinh học cao, 28 cảnh quan sinh thái quan trọng, 40 vùng đất ngập nước quan trọng. Dự thảo Báo cáo Quy hoạch sẽ tập trung vào các giải pháp như tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; cơ chế, chính sách; khoa học và công nghệ; tài chính, đầu tư; đào tạo, tăng cường năng lực; hợp tác quốc tế; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Từ nay đến năm 2030, Dự thảo Báo cáo Quy hoạch đặt mục tiêu mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên trên phạm vi toàn quốc; diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền đạt tương đương 9% diện tích lãnh thổ đất liền; diện tích các vùng biển, ven biển được bảo tồn đạt từ 3 - 5% diện tích vùng biển tự nhiên của quốc gia; duy trì và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tổng số cơ sở bảo tồn đạt 61 cơ sở với các loại hình: vườn thực vật, vườn cây thuốc, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, ngân hàng gen.

Dự thảo cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2030 củng cố và phát triển hệ thống hành lang đa dạng sinh học nhằm kết nối các sinh cảnh và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái và loài sinh vật; tổng số hành lang đa dạng sinh học đạt 12 hành lang; thành lập mới hệ thống các khu vực đa dạng sinh học cao, hệ thống các khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng tại các vùng sinh thái trên phạm vi toàn quốc.

Với tầm nhìn dài hạn, Dự thảo đặt mục tiêu đến năm 2050, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, nguồn gen quý, hiếm được phục hồi, bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu cho mọi người dân, góp phần bảo đảm an ninh sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước. Đặc biệt, đến năm 2050, quy hoạch sẽ bố trí định hướng không gian cho bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp định hướng sử dụng đất theo Nghị quyết số 39/2021/QH15; bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng tự nhiên với diện tích gần 9 triệu ha; phục hồi, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên không thuộc hệ sinh thái rừng với diện tích hơn 3,3 triệu ha, bao gồm hệ sinh thái thủy vực (diện tích 1.230.830 ha) và hệ sinh thái trảng cỏ - cây bụi (diện tích 2.126.075 ha).

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Kiểm tra tình hình sạt lở hai bờ suối Chăm, TP Hòa Bình

(HBĐT) - Chiều 9/9, đoàn công tác của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh do đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Trưởng Ban làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sạt lở hai bờ suối Chăm thuộc tổ 12, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) và hạ lưu cầu Đen.

Mưa lớn ở miền Bắc và miền Trung kéo dài đến khi nào?

Dự báo, mưa rào và dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến ngày 12/9 rồi giảm dần, còn ở miền Trung có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, từ trưa chiều 10/9, mưa lớn giảm dần.


Huyện Lương Sơn nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ

(HBĐT) - Từ  8 giờ ngày 8/9 đến 11 giờ 30 phút ngày 9/9, tại huyện Lương Sơn có mưa to với tổng lượng mưa đo được 293.1mm, mực nước sông Bùi cao nhất là 2.351cm (lúc 14 giờ 00 phút ngày 8/9) cao hơn mức báo động 3 là 1cm đo được tại Trạm Khí tượng thủy văn Lâm Sơn. Mưa lớn đã khiến huyện Lương Sơn chịu tổn thất nặng nề, tổng thiệt hại ước trên 50 tỷ đồng. Đặc biệt, đã có 1 người chết do bị nước lũ cuốn trôi.

Xã Hiền Lương: Nguy hiểm rình rập do sạt lở đất

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 9, chúng tôi có mặt tại xã Hiền Lương (Đà Bắc), địa bàn diễn ra việc san gạt đất ồ ạt thời gian qua. Tuyến đường liên xã, đoạn đi qua trung tâm xã dài 6km mới được mở rộng. Để mở rộng tuyến đường này, đơn vị thi công đã phải thực hiện việc san hạ mặt bằng với khối lượng đất, đá rất lớn. Nhìn từ trên cao, khu vực trung tâm xã Hiền Lương đỏ au những triền đồi đã bị bóc mất lớp thảm thực vật xanh. Và hệ quả tất yếu là từ đầu năm đến nay, mới qua 3 cơn bão mà xã Hiền Lương đã có 8 điểm sạt lở đất, đá lăn. Có những điểm sạt lở gây ách tắc giao thông 2 ngày, người dân phải di chuyển bằng thuyền theo đường sông.

Huyện Đà Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở đất, thông tuyến trên tỉnh lộ 433

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn, tình trạng sạt lở đất tiếp tục diễn biến phức tạp tại một số khu vực trên địa bàn huyện Đà Bắc. Trong đó, trên Tỉnh lộ 433, đoạn qua Suối Láo, xã Cao Sơn sạt lở đất nghiêm trọng khiến giao thông bị ách tắc.

Lãnh đạo UBND tỉnh dự hội nghị giao ban KH&CN vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Ngày 7/9, Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức hội nghị giao ban KH&CN vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVIII, năm 2022. Dự hội nghị có các đồng chí: Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH T.Ư Đản, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang; Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN; UBND các tỉnh: Cao Bằng, Hòa Bình, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La và đại biểu 14 Sở KH&CN các tỉnh trong vùng. Tỉnh Hòa Bình có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở KH&CN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục