(HBĐT) - Ngày 4/1, Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương (Ninh Bình) tổ chức hội nghị chia sẻ kết quả "Xác định các cộng đồng trên địa bàn xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) có tiềm năng thực hiện du lịch sinh thái và các đơn vị du lịch có thể làm đối tác". Đây là chương trình hỗ trợ tăng nguồn thu, hướng tới tài chính bền vững, tạo cơ hội việc làm từ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật "Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững (VFBC)" do Tổ chức quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.
Đại diện đơn vị du lịch ký kết hợp tác với cộng đồng làm du lịch xóm Khanh, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn).
Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo VQG Cúc Phương; đại diện các thôn, bản, xã vùng đệm, giáp ranh với VQG Cúc Phương; các đơn vị du lịch.
Những năm qua, VQG Cúc Phương đã nỗ lực xây dựng và phát triển các mô hình du lịch cộng đồng. Mục đích nhằm tạo sinh kế cho các cộng đồng địa phương sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn; thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái của Vườn.
Điển hình của hoạt động này là mô hình du lịch cộng đồng tại xóm Khanh, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn. Xóm Khanh nằm trong vùng lõi của VQG Cúc Phương, cách đường Hồ Chí Minh khoảng 2 km; tọa lạc bên cạnh sông Bưởi, có hệ thống suối, thác nước tự nhiên và phong cảnh thiên nhiên hữu tình với những nếp nhà sàn truyền thống. Đời sống, sinh hoạt của bà con nơi đây vẫn còn giữ nguyên nét văn hóa, phong tục tập quán của người Mường. Những yếu tố này là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
Thông qua tour du lịch "xuyên rừng - ngủ bản" do VQG Cúc Phương tổ chức, theo thống kê sơ bộ, trung bình trong 5 năm gần đây, mỗi năm xóm Khanh đón khoảng 500 lượt khách đến thăm quan, trải nghiệm, tìm hiểu và thưởng thức văn hóa. Trong đó, lượng khách quốc tế chiếm khoảng 80%.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường du lịch thay đổi từng ngày, cả về cách thức tiếp cận và chất lượng sản phẩm dịch vụ; trong khi đó, du lịch xóm Khanh còn chậm đổi mới, hiệu quả hoạt động có xu hướng giảm sút do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra, do đại dịch Covid-19, du lịch cộng đồng xóm Khanh càng thêm khó khăn, đặc biệt là nguồn khách quốc tế.
Theo số liệu từ Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ (VQG Cúc Phương), từ năm 2020 - 2021, xóm Khanh chỉ đón được dưới 20 đoàn, với khoảng dưới 100 lượt khách, chủ yếu là khách nội địa.
Trước thực trạng trên, đổi mới du lịch cộng đồng xóm Khanh theo hướng làm tăng chuỗi giá trị sản phẩm du lịch sinh thái của cộng đồng là nhu cầu mang tính cấp thiết không chỉ cho xóm Khanh, mà còn là bài học kinh nghiệm cho các cộng đồng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn xã Ân Nghĩa, nhằm tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Tại hội nghị, đại diện các đơn vị du lịch đã ký kết hợp tác với cộng đồng làm du lịch xóm Khanh, xã Ân Nghĩa.
Đinh Thắng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023 (từ ngày 1-2/1/2023), Bắc Bộ ít mưa, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ có mưa, trời rét; Nam Trung Bộ trời lạnh, cục bộ có mưa to; Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 32 độ C.
(HBĐT) - Đó là một trong những khuyến cáo của ngành chức năng đối với người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh khi đợt không khí lạnh mạnh tăng cường gây mưa và rét đậm. Người chăn nuôi cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
Dự báo, dịp Tết Dương lịch năm 2023 thời tiết ở các tỉnh miền bắc phổ biến không mưa, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm dưới 5 độ C. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ít mưa, ngày trời nắng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/12, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7. Tại Bạch Long Vĩ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Sáng 28/12, do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ đỉnh Fansipan, thị xã Sapa (Lào Cai) xuống dưới âm 1 độ C, xuất hiện mưa tuyết dày.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/12, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung Bộ. Gió trong đất liền chuyển hướng Đông Bắc mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7.