(HBĐT) - Từ cuối năm 2022, bệnh khảm lá sắn tiếp tục xuất hiện, lây lan ở các vùng trồng sắn trên toàn tỉnh. Ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến cáo, hướng dẫn nông dân các biện pháp xử lý, ngăn chặn để kiểm soát kịp thời dịch bệnh, bảo đảm sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.


Nông dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) chăm sóc cây sắn. 

Theo báo cáo của Sở NN& PTNT, trong năm 2022, bệnh khảm lá sắn tiếp tục lây lan gây hại tại huyện Lạc Sơn, Yên Thủy với diện tích nhiễm 189,4 ha, trong đó, diện tích nhiễm nặng (giảm 70% năng suất) 100,9 ha. Mặc dù tỉnh đã có các văn bản chỉ đạo, cơ quan chuyên môn tích cực vào cuộc nhưng việc triển khai thực hiện tại cơ sở chưa đồng bộ, kiên quyết. Nguồn bệnh hiện vẫn tồn tại trên đồng ruộng, có nguy cơ lây lan cho toàn bộ diện tích sắn của cả tỉnh trong năm 2023 nếu không có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn, người dân và doanh nghiệp.

Năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch trồng gần 7.700 ha sắn, tập trung chủ yếu tại các huyện: Lạc Sơn, Yên Thủy, Mai Châu. Lạc Sơn là địa phương đầu tiên trồng xong diện tích sắn, cây đang giai đoạn mọc mầm, ra lá. Ông Bùi Văn Diển, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lạc Sơn cho biết: Rút kinh nghiệm từ những năm trước, trước khi bước vào gieo trồng, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn có diện tích trồng sắn thực hiện khâu làm đất, vệ sinh đồng ruộng thật kỹ để hạn chế tối đa tàn dư còn xót lại; quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn được trung tâm tích cực giới thiệu, tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ chuyên môn tại địa phương, các tổ chức, cá nhân trồng sắn để chủ động phòng trừ hiệu quả ngay từ giai đoạn phát triển đầu tiên của cây trồng. Bên cạnh đó, trung tâm chỉ đạo đội ngũ cán bộ chuyên môn tăng cường điều tra, quan sát bao quát đồng ruộng để kịp thời phát hiện, xử lý ngay các ổ bệnh.

Để chủ động phòng trừ kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng, Sở NN& PTNT ban hành Văn bản số 249/ SNN-TTBVTV về đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 01/CT- UBND, ngày 9/1/2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn, yêu cầu các địa phương chỉ đạo quyết liệt theo tinh thần Chỉ thị số 01/CT-UBND... Theo đó, các địa phương căn cứ  trên cơ sở bản đồ phân hạng thích nghi đất đai đã có và lợi thế địa hình, giao thông, trình độ canh tác để bố trí, định hướng vùng trồng sắn tập trung. Đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền để người trồng sắn hiểu rõ đây là loại bệnh do virus gây ra, bệnh không có thuốc phòng trị, cây đã bị bệnh phải được tiêu hủy kịp thời để tránh lây lan. Ngăn chặn trường hợp mua  bán, vận chuyển giống sắn từ các vùng đã nhiễm bệnh đến nơi khác; kiên quyết loại tàn dư trên   diện tích đã bị nhiễm bệnh ra khỏi vùng trồng, thay thế bằng các giống sạch bệnh, giống mới có khả năng kháng bệnh; tổ chức thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh; quan tâm đẩy mạnh việc hướng dẫn, hỗ trợ ký kết hợp đồng giữa các HTX, người trồng sắn với nhà máy chế biến để ổn định vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện các biện pháp tiêu hủy cây sắn nhiễm bệnh, điều tra phát hiện bệnh khảm lá sắn; phối hợp ngăn chặn, xử lý trường hợp mua bán, vận chuyển giống sắn từ vùng nhiễm bệnh về địa bàn tỉnh. Đối với việc xử lý nguồn bệnh và côn trùng môi giới, các địa phương tăng cường điều tra bệnh khảm lá sắn và bọ phấn trắng ngay từ đầu vụ. Nếu phát hiện bệnh mới xuất hiện tổ chức tốt việc tiêu hủy triệt để nguồn bệnh, phun trừ bọ phấn trắng theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. 

Ngoài ra, Sở NN&PTNT cũng đề nghị Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) kiểm tra, giám sát chặt chẽ vùng trồng sắn nguyên liệu của nhà máy. Hỗ trợ, cung ứng các giống sắn kháng bệnh cho người sản xuất; cam kết liên kết tiêu thụ ổn định xây dựng vùng nguyên liệu bền vững.


Thu Hằng


Các tin khác


Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Huyện Lạc Thủy thực hiện đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, cung cấp số liệu, dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức và người dân.

Huy động hơn 17 nghìn ngày công làm thủy lợi

Để tăng cường phòng, chống hạn và thực hiện chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi nội đồng đợt I/2024 trên địa bàn toàn huyện, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức phát động chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I/2024; triển khai đến thôn, xóm, khu dân cư; tổ chức phát dọn mái đập, huy động nhân dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp bờ vùng, bờ thửa; duy tu, bảo dưỡng các công trình trạm bơm điện, trạm bơm dầu, phục vụ chống hạn và đảm bảo tưới vụ Đông Xuân 2024.

Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông, có nơi mưa rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 15/5 đến ngày 16/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp

Chiều 14/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề "Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và phát biểu chỉ đạo. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục