(HBĐT) - Theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), hiện diện tích lúa xuân ở một số địa phương như: Kim Bôi, Lạc Thủy, TP Hòa Bình mắc bệnh đạo ôn và gây hại, tỷ lệ phổ biến từ 1-3% số lá, cục bộ gây lụi từng bụi, từng chòm. Ngành NN& PTNT đang theo dõi, dự báo tình hình dịch bệnh, từ đó hướng dẫn người dân phòng trừ hiệu quả để bảo đảm năng suất lúa không bị ảnh hưởng khi thu hoạch.


Nông dân xã Hợp Tiến (Kim Bôi) chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa vụ xuân.

Tranh thủ sáng sớm khi tiết trời còn mát mẻ, mẹ con bà Bùi Thị Lương, xã Kim Lập (Kim Bôi) đã ra đồng kiểm tra lúa để kịp thời phát hiện sâu bệnh. Bà Lương cho biết: Lúa đang ôm đòng - đòng già - trỗ nhưng nếu không chăm sóc tốt thì sâu bệnh phát triển nhanh theo từng ngày. Trên diện tích 1.000 m2 của gia đình đã xuất hiện ổ bệnh đạo ôn nhỏ, gia đình đã thực hiện các biện pháp phòng trừ và tiếp tục theo dõi.

Bà Bùi Thị Hiệu, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Kim Bôi cho biết: Bệnh đạo ôn lá sẽ tiếp tục gây hại trên các giống nhiễm, vùng ổ bệnh cũ nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời. Bệnh đạo ôn cổ bông cũng có thể phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn trỗ bông, hại mạnh những ruộng đã nhiễm đạo ôn lá, giống nhiễm thời gian qua phòng trừ không hiệu quả. Do đó, những ngày qua, cán bộ khuyến nông các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kiểm tra diễn biến của sâu bệnh gây hại lúa để kịp thời hướng dẫn nông dân xử lý các ổ bệnh, bảo vệ sản xuất.

Thống kê đến nay, toàn tỉnh có 71,6 ha lúa vụ xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn lá. Diện tích nhiễm bệnh có xu hướng tăng nhanh, khả năng gây hại mạnh trong thời gian tới nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Do đó, để chủ động phòng trừ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra, Chi cục TT&BVTV đã có Công văn số 123/ TTBVTV-NVCM về việc chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2023 gửi Phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố.

Theo đó, Chi cục TT&BVTV đã triển khai một số giải pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân, đề nghị các địa phương chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp huyện tăng cường bám sát đồng ruộng, phân vùng giống nhiễm, nắm chắc diễn biến, xu hướng phát triển của bệnh để phòng trừ kịp thời.

Với những ruộng lúa bị bệnh, cần giữ đủ nước, dừng bón phân đạm, các chất kích thích sinh trưởng hay phân bón lá có chứa đạm. Khi lúa bị bệnh có thể sử dụng một trong các thuốc như: Amistar Top® 325SC; Fuji-One 40EC, 40WP; Chubeca 1.8SL; Antracol 70WP; Flintpro 648 WG... hoặc các thuốc có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam đăng ký trừ bệnh đạo ôn hại lúa, phun theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì. Với những ruộng bị nặng, phun lại lần 2 sau lần 1 từ 2 - 3 ngày.

Với những diện tích lúa đã nhiễm bệnh đạo ôn lá, những nơi cấy các giống nhiễm (BC15, TBR 225, Thiên ưu 8, Nhị ưu 838, nếp…) cần phun phòng đạo ôn cổ bông khi lúa bắt đầu trỗ và phun lại lần 2 khi lúa trỗ đều (sau lần 1 khoảng 7 ngày). Lưu ý tranh thủ phun thuốc vào buổi sáng khi trời khô sương hoặc chiều mát. Không phun thuốc khi nhiệt độ không khí trên 33 độ C hay khi trời sắp mưa hoặc vừa mưa xong, lá lúa còn ướt. Những ruộng phun xong gặp mưa (trong vòng 12 giờ) phải phun lại.

Đồng chí Vũ Thị Anh Đào, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV cho biết: Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, thời tiết tại Bắc Bộ trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, khả năng có đợt không khí lạnh kèm theo hiện tượng thời tiết cực đoan. Đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh và gây hại trên các trà lúa. Các địa phương cần theo dõi sát diễn biến thời tiết để hướng dẫn và chỉ đạo nông dân phòng chống bệnh, nhất là tại những vùng có nguy cơ cao (giống nhiễm, những diện tích đã nhiễm bệnh đạo ôn lá, những diện tích thường nhiễm bệnh nặng trong các năm trước). Ngoài ra lưu ý một số đối tượng sâu bệnh như chuột, tập đoàn rầy, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả...


Thu Hằng


Các tin khác


Thời tiết ngày 20/5: Từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/5, phía Đông Bắc Bộ, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Phía Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An, sáng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông; đêm 20 và ngày 21/5, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.

Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục