(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng chức năng
hót dọn đất đá bị sạt lở tại khu vực dốc Cun, thành phố Hòa Bình.
Sạt lở và ngập úng trên nhiều tuyến giao thông
Theo tổng hợp của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng
thủ dân sự tỉnh Hòa Bình, mưa lớn trong 3 ngày vừa qua đã gây sạt lở nghiêm
trọng và ngập úng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Quốc lộ 6,
đoạn qua dốc Cun km79+100, thuộc dự án Xử lý nguy cơ mất an toàn giao thông
đoạn dốc Cun (Km78+420 ÷ Km85+100) sạt lở khối lượng khoảng 4.000 m3; Km7+200 tuyến Y1 sạt lở
taluy dương khoảng 150m3gây tắc đường cục bộ.
Tại tuyến đường 443, qua địa phận xã Hòa Bình (TP Hoà Bình)
và huyện Đà Bắc đã xảy ra 6 điểm sạt lở với khối lượng đất đá khoảng trên 1.600
m3. Cụ thể, tại Km3+320 thuộc xã
Hòa Bình sạt lở đất, đá ta luy dương lấp tắc rãnh; Km44+130 tại xã Tân Minh,
huyện Đà Bắc sạt lở đất, đá ta luy dương; Km75+800 đoạn qua xã
Nánh Nghê sạt lở khối lượng hơn 550m3 đất đá. Tuyến đường 432 địa phận huyện Mai Châu cũng bị
sạt lở nghiêm trọng với tổng khối lượng đất đá hơn 800m3 tại 12 điểm.
Tại huyện
Cao Phong, mưa lớn đã làm ngập úng nhiều điểm trên địa bàn huyện. Trong đó,
điểm ngập úng nặng nhất là khu vực tiểu khu 4, thị trấn Cao Phong. Đồng chí Bùi
Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Khu vực tiểu khu 4, đoạn gần
Bệnh viện Đa khoa huyện đang nâng cấp sửa chữa cống thoát nước nên khi mưa lớn,
khu vực này không kịp tiêu úng dẫn đến nước chảy tràn trên mặt đường 6, gây
ngập sâu, cản trở giao thông. Ngay khi xảy ra hiện tượng ngập úng ùn tắc giao
thông, huyện đã cử lực lượng chức năng phân luồng, điều tiết giao thông.
Ngoài ra, từ sáng 28/9, địa bàn các huyện: Kim Bôi, Đà Bắc, Lương Sơn, TP Hòa
Bình nhiều ngầm tràn bị ngập, nước chảy xiết, gây ách tắc giao thông cục
bộ.Ngay sau khi xảy ra sạt lở,
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã
chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương triển khai biện pháp khắc phục hậu
quả thiên tai. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các nhà thầu quản lý, bảo dưỡng
thường xuyên đường bộ huy động máy móc, thiết bị, nhân lực cắm biển cảnh báo,
rào chắn, hót dọn đảm bảo giao thông; tiếp tục cử người trực ban và tổ chức
kiểm tra tình hình đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ được giao
quản lý để kịp thời đánh giá, chỉ đạo thực hiện cũng như báo cáo cấp có thẩm
quyền tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu thiên tai nhằm mục tiêu
giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống.
Chủ động các biện pháp phòng chống thiên tai theo phương châm "4
tại chỗ"
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình dự báo, trong những giờ tới, trên địa bàn
tỉnh tiếp tục có mưa to đến rất to, lượng mưa trung bình từ 50 - 70 mm, có nơi
trên 70 mm. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, đặc biệt là sạt
lở đất, sụt lún đất trên sườn dốc, trên các taluy dương đường giao thông, khu
vực có địa chất kém, ngập úng trũng thấp tại các xã thộc vùng núi.
Hiện nay, tỉnh ta có 91 điểm, khu vực với khoảng 3.891 hộ dân bị ảnh hưởng, có
nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất cần di dân tái định cư; xen ghép hoặc xây
dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm ổn định đời sống cho người dân.Để chủ động
phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và
phòng thủ dân sự tỉnh đã ban hành công văn đề nghị các sở, ngành, địa phương
tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, các bản tin dự báo, cảnh báo,
thông tin hướng dẫn kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân để chủ động
phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt tại các điểm đã xảy ra sạt lở trong
thời gian vừa qua.Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các
khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ
quét, sạt lở đất, đá để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an
toàn; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương
châm "bốn tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với tình huống xảy ra sạt lở,
chia cắt.
Triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu
vực đô thị, khu công nghiệp; chỉ đạo rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn
đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản.Rà soát, đánh giá hiện trạng
các công trình thủy lợi để có phương án ứng phó với mưa lớn, bảo đảm an toàn
công trình; đối với các hồ chứa không đảm bảo an toàn cần xem xét không tích
nước. Triển khai thực hiện phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi. Thông
tin kịp thời về tình hình mưa lớn để các cấp chính quyền địa phương và người
dân chủ động phòng tránh.
Đinh Hoà