Thực hiện Chỉ thị số 38, ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, gắn với trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân, địa phương, đơn vị... qua đó mang lại chuyển biến nhất định.


Thực hiện Chỉ thị, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát quy hoạch khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền đã được phê duyệt trước ngày 1/1/2019 để xây dựng phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn trong quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.   Theo đó, hiện tỉnh có 183 điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng; 79 điểm mỏ vật liệu san lấp; 76 điểm mỏ khoáng sản kim loại; 39 khu, điểm khoáng sản phi kim.

Song song đó, tỉnh phối hợp với Bộ TN&MT và các bộ, ngành liên quan xác định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản. Thực hiện khoanh định cấm hoạt động khoáng sản 2.091 khu vực, điểm, tuyến với tổng diện tích trên 237 nghìn ha. Khoanh định 152 khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản,  bao gồm khu vực di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh chưa được xếp hạng, đang chờ xếp hạng hoặc chưa được khoanh vùng bảo vệ với tổng diện tích 270 ha.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh thực hiện cấp giấy phép thăm dò khoáng sản; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; khai thác tận thu khoáng sản; phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; điều chỉnh tiền cấp quyền... đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Các ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ thường xuyên rà soát, đôn đốc các tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác và chủ động đề xuất xử lý hành vi không chấp hành. Năm 2023, các doanh nghiệp đã nộp trên 78 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. 

Việc rà soát các khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông; các dự án nạo vét, khơi thông đã cấp phép; thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, tập trung vào công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản; xử lý hành vi vận chuyển, kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp... được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, kiên quyết ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; từng bước đưa các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đi vào nền nếp, đúng quy định và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương. 

Tuy nhiên, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Nguyên nhân do một số nơi chưa nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã trong công tác quản lý tài nguyên cát, sỏi; sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực cát, sỏi còn thiếu quyết liệt, nhất là chính quyền cơ sở trong việc thực hiện các trách nhiệm về quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý các đối tượng hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép còn khó khăn. Nguyên nhân là do các đối tượng này thường hoạt động vào ban đêm, các ngày nghỉ, ngày lễ, tập trung chủ yếu tại các khu vực sông suối giáp ranh giữa hai tỉnh nên gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý...

Để khắc phục những hạn chế nói trên, tiếp tục quản lý chặt hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 38 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, chú trọng chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản; kiểm tra hoạt động nạo vét, khơi thông luồng trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản trong quần chúng nhân dân. Đồng thời kêu gọi, vận động người dân tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát hiện tố giác các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này để tham mưu xử lý theo quy định pháp luật. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa các tỉnh... Qua đó phát huy hiệu quả hơn nữa các nguồn lực về tài nguyên, môi trường, kiến tạo tương lai phát triển bền vững. 


Minh Vũ


Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục