Ngày 3/7/2024, UBND tỉnh Hoà Bình ban hành Công điện số 06/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động, phối hợp chặt chẽ, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai ứng phó mưa lũ theo phương châm "bốn tại chỗ", trong đó tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Theo dõi chặt chẽ diễn biễn mưa lũ, các bản tin dự báo, cảnh báo của các cơ quan chuyên môn về tình hình thời tiết tại địa phương; kịp thời hướng dẫn, thông tin đến chính quyền các xã, phường, thị trấn, người dân, khách du lịch để chủ động các biện pháp phòng, tránh phù hợp.
Tổ chức rà soát, kịp thời phát hiện, chủ động sơ tán, di dời người và phương tiện, tài sản ở những khu vực nguy hiểm, không bảo đảm an toàn, đặc biệt là tại khu vực bị ngập sâu, ven sông, suối, khu vực nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp chủ động phòng ngừa, hạn chế thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất.
Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan.
Kiểm tra, rà soát, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, các hồ chứa thủy điện (đặc biệt khi công trình xả lũ khẩn cấp), hồ thủy lợi xung yếu, các hồ chứa đang thi công sửa chữa; bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thuỷ sản; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.
Chủ động triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ” để ứng phó với mọi tình huống;
rà soát, kiểm tra, đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, hệ thống lưới điện không để xảy ra sự cố gây thiệt hại về người khi có mưa lớn.
Riêng đối với UBND thành phố Hòa Bình: Chủ động ứng phó đảm bảo an toàn trong thời gian Công ty Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả. Thường xuyên tổ chức thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang, các điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi, công trình đang thi công biết về quá trình điều tiết của Thủy điện Hòa Bình để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người và tài sản. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các trọng điểm đê điều xung yếu để triển khai các phương án hộ đê khi xảy ra sự cố; đặc biệt không để người dân tắm sông, đánh bắt cá; phối hợp với Công ty Thủy điện Hòa Bình cử các lực lượng không cho người dân tụ tập, quay phim, chụp ảnh tại các khu vực nguy hiểm, khu vực cấm của công ty.
Đ.H (T/H)
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/7, nhiều khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 30/6, khu vực Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Khu vực Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.
Trước mùa nắng nóng năm 2024, huyện Tân Lạc đã xây dựng các phương án về bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các chủ rừng tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia bảo vệ rừng, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng có thể xảy ra trong mùa nắng nóng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/6, buổi sáng ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An và miền Tây Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Ngày 26/6, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thông tỉnh Hoà Bình - cơ quan thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã ban hành Công văn số 1755/SNN-TL về việc triển khai ứng phó với mưa lớn kéo dài phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/6, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 100 mm (thời gian mưa tập trung vào sáng và đêm).