Tối 23/7, mưa nặng hạt vẫn tầm tã kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2. Nước sông Đà khu vực làng vạn chài thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) dâng cao khiến người dân lo lắng. Những con thuyền vốn vừa là nhà vừa là nguồn sinh kế của họ chao nghiêng từng đợt theo sóng, gió sông Đà. Tiếng loa phát thanh trên bờ nghe rất rõ, thông báo đúng 22 giờ, Công ty Thủy điện Hòa Bình mở tiếp cửa xả đáy thứ 3 theo Công điện mới nhất của Bộ NN&PTNT.


Lực lượng dân quân tự vệ phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) giúp đỡ người dân làng vạn chài di chuyển tài sản đến khu vực an toàn khi nước sông Đà dâng cao do mưa lũ. 

Khoảng 3 tiếng trước thời điểm Thủy điện Hòa Bình mở thêm cửa xả đáy, UBND phường Thịnh Lang cấp bách huy động các lực lượng tại chỗ gồm cán bộ chuyên trách công tác phòng chống thiên tai (PCTT), công an, dân quân tự vệ... trực tiếp ra làng vạn chài hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn. Trong các đợt mưa lũ - nhất là khi thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy, đây là lực lượng đã phát huy vai trò, tích cực kiểm tra, rà soát các điểm xung yếu để kịp thời cảnh báo người dân, sẵn sàng hỗ trợ các hộ di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm và có phương án bảo vệ an toàn tài sản cho người dân. Nhờ có sự hỗ trợ của các lực lượng, người dân làng vạn chài đã khẩn trương vận chuyển các lồng tôm, cá về nơi an toàn, đồng thời có phương án di cư tạm thời để không có thiệt hại về người và tài sản. 

Cũng như phường Thịnh Lang, một số địa phương thuộc vùng hạ du thủy điện Hòa Bình như phường Đồng Tiến, Trung Minh, xã Hợp Thành… là những nơi có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng bất lợi từ mưa lũ nên công tác ứng phó với thiên tai được triển khai chủ động, tích cực, đặc biệt chú ý trong thời gian Công ty thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy hoặc khi nước sông Đà dâng cao do mưa lớn kéo dài. Theo chỉ đạo của UBND TP Hòa Bình, các địa phương tăng cường công tác ứng phó với mưa lũ theo phương châm "bốn tại chỗ" nhằm nỗ lực cao nhất đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.

Đồng chí Nguyễn Văn Hóa, Phó Chủ tịch UBND phường Thịnh Lang trao đổi: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND TP Hòa Bình trong từng thời điểm mưa lũ, UBND phường căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để chủ động, tích cực tổ chức triển khai các phương án ứng phó. Trong các tình huống phức tạp thì kịp thời báo cáo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố để được hướng dẫn giải quyết. Quá trình triển khai nhiệm vụ, các lực lượng "tại chỗ” thường xuyên bám nắm địa bàn, chủ động theo dõi tình hình thiên tai, tăng cường kiểm tra, rà soát trọng điểm xung yếu để triển khai các phương án ứng cứu phù hợp, không để bị động, bất ngờ. 

TP Hòa Bình có diện tích tự nhiên lớn, địa hình tương đối phức tạp với nhiều địa bàn xung yếu có nguy cơ ngập úng hoặc sạt lở trong mùa mưa. Đặc biệt, trên địa bàn có sông Đà chảy qua, đòi hỏi công tác PCTT, ứng phó với mưa lũ phải được triển khai chủ động, tích cực. Ghi nhận từ đầu mùa mưa đến nay, công tác PCTT được TP Hòa Bình triển khai đồng bộ với sự vào cuộc trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương và lực lượng phối hợp. Bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh trong từng thời điểm, UBND TP Hòa Bình đã kịp thời giao nhiệm vụ đến các cơ quan, đơn vị và 19 xã, phường trực thuộc với tinh thần chủ động ứng phó từng diễn biến, tình huống cụ thể trên địa bàn. Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các phường, xã chủ động, phối hợp chặt chẽ, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó mưa lũ theo phương châm "bốn tại chỗ", đảm bảo bám sát tình hình thực tế, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Dự báo tình hình mưa lũ còn phức tạp, UBND TP Hòa Bình chỉ đạo, đôn đốc tăng cường công tác ứng phó với mưa lũ, sạt lở. Trọng tâm là thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn cộng đồng dân cư các biện pháp phòng ngừa, ứng phó phù hợp; nâng cao năng lực xử lý tình huống của cơ quan, đơn vị, lực lượng chuyên trách. Khi xảy ra mưa lũ, kịp thời nắm tình hình để tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở. 


Khánh An

Các tin khác


Bão số 2 giật cấp 11 trên vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng

Bão số 2 đang đi vào khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với cường độ cấp 8 - 9, giật cấp 11.

Thời tiết ngày 23/7: Bão số 2 gây mưa rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 23/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/ giờ), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/ giờ.

Cảnh báo mưa lớn diện rộng kèm lốc, sét và gió giật mạnh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Theo thông tin phát chiều 22/7 của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, từ đêm 21 - 22/7, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa đo được phổ biến đạt 10 - 30mm; có nơi cao hơn như An Bình (Lạc Thủy) 71mm.

Chủ động triển khai ứng phó với bão số 2 và mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Ngày 22/7, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động triển khai ứng phó với bão số 2 và mưa lũ trên địa tỉnh.

Thời tiết ngày 22/7: Bão số 2 mạnh cấp 9 di chuyển theo hướng Tây Bắc

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88 km/giờ), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 15 km/giờ.

Bão số 2 có tên quốc tế là Prapiroon, nhiều nơi mưa rất to từ đêm 22/7

Sáng nay (21/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2024 và có tên quốc tế là Prapiroon.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục