Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 234 điểm với hơn 5.000 hộ nằm trong vùng nguy cơ thiên tai cao cần có phương án bố trí sắp xếp ổn định dân cư. Trong đó 143 điểm với hơn 3.000 hộ có nguy cơ sạt lở cần bố trí ổn định dân cư.


Khu tái định cư xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) bị sạt lở nghiêm trọng.

Ngay sau khi thủy điện Hòa Bình đóng toàn bộ cửa xả, mực nước hồ Hòa Bình rút xuống hơn 5m so với thời điểm mở 4 cửa xả đáy. Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra nguy cơ sạt lở đối với vùng hạ lưu sông Đà, nhất là khu vực tổ 15, phường Đồng Tiến trước đây từng bị sạt lở và khu vực cầu Ngòi Mại, xã Hợp Thành (TP Hòa Bình). UBND TP Hòa Bình đã chỉ đạo các cấp chính quyền, người dân, tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang, điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh, khai thác cát sỏi, công trình đang thi công chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người và tài sản, đặc biệt các khu vực sạt lở dọc bờ sông.

Mùa mưa bão năm nay, nhất là ảnh hưởng cơn bão số 2 cuối tháng 7 vừa qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện thêm một số điểm sạt lở nguy hiểm, như ở xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc), xã Yên Mông (TP Hòa Bình) và nhiều điểm có nguy cơ sạt lở cao tại các xã thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra còn hàng chục điểm có nguy cơ cao xảy ra sạt lở tại các mỏ khai thác đá, tình trạng sạt trượt trên một số tuyến đường có taluy dương cao. Các điểm sạt lở gây tắc đường chủ yếu trên tuyến ĐT.432 (nhất là đoạn tuyến đang bàn giao thi công), ĐT.433. Đặc biệt có vị trí km3+300, ĐT.433 còn tồn tại cung trượt lớn, trời mưa đất, đá chảy xuống đường, để xử lý triệt để cần phải xử lý từ đỉnh đồi ảnh hưởng đến đất và tài sản trên đất của người dân, nên khi xử lý gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Cùng với đó, hàng trăm hộ dân sinh sống ven sông, suối hoặc bạt núi làm nhà cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sạt lở khi mưa lớn kéo dài. Khó khăn nhất hiện nay là hầu hết các điểm có nguy cơ sạt lở đều nằm ở khu vực vùng núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì việc di dời đến nơi ở mới gặp trở ngại rất lớn.

Đồng chí Hoàng Đình Tráng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Đối với các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở trong mùa mưa bão, sở đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tiến hành kiểm tra thực tế và đề xuất phương án xử lý. Cùng với đó, ngành Nông nghiệp đôn đốc các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến sụt lún, sạt lở, nhất là trong các đợt thiên tai, cắm biển cảnh báo và hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi qua khu vực nguy hiểm, sơ tán những nhà dân ở khu vực có nguy cơ cao. Với những vị trí sụt lún, sạt lở đất xảy ra trong phạm vi hẹp, quy mô nhỏ, sở đã đề nghị chính quyền địa phương bố trí, cân đối các nguồn lực để khắc phục nhằm đảm bảo an toàn về người và cơ sở hạ tầng.

Để chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã liên tục có công văn yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát khu vực dân cư, trụ sở cơ quan, đơn vị có nguy cơ xảy ra sạt lở để tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động phòng, chống sạt lở; sơ tán người dân khi có tình huống xấu xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng yêu cầu các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông Vận tải phối hợp các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo an toàn tại các điểm, mỏ khai thác khoáng sản, công trường đang thi công, đảm bảo an toàn về môi trường trong mùa mưa bão…

Cùng với sự vào cuộc tích cực của ngành chức năng và chính quyền các địa phương, UBND tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, yêu cầu các hộ dân sinh sống ven sông, suối, sườn núi phải sơ tán khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở. Đối với người dân ở khu vực vùng núi, chính quyền địa phương thường xuyên thông tin đến bà con diễn biến tình hình thời tiết, sẵn sàng di dời đến nơi an toàn khi có tình huống thiên tai xảy ra... 


Đinh Hòa

Các tin khác


Hội thảo “Chuyển đổi số - những vấn đề đặt ra đối với báo chí hiện nay” 

Ngày 16/8, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên phối hợp Báo Hưng Yên tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi số - những vấn đề đặt ra đối với báo chí hiện nay”. Tham dự có các cơ quan quản lý báo chí, lãnh đạo các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo các tỉnh khu vực phía Bắc.

Đảm bảo an ninh môi trường, an ninh nguồn nước: Nhận diện những nguy cơ, thách thức

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề an ninh môi trường và an ninh nguồn nước (ANMT&ANNN) được xem là những yếu tố quan trọng, cốt lõi. Vấn đề này không chỉ tác động theo vùng, khu vực mà có những ảnh hưởng mang tầm quốc gia và quốc tế. Mất ANMT&ANNN không chỉ gây tổn thương sâu sắc đến tâm lý người dân mà còn tiềm ẩn những bất ổn xã hội...

Thời tiết ngày 16/8: Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/8, ở khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.

Thời tiết ngày 15/8: Bắc Bộ có mưa dông, Trung Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/8, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to, với lượng mưa từ 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 80 mm.

Thời tiết ngày 14/8: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/8, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 70 mm. Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30 mm, cục bộ có nơi trên 60 mm.

Thời tiết đêm 13/8: Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa dông, đề phòng lốc, sét, gió giật mạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều 13/8, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục