Ảnh hưởng bão số 3 và hoàn lưu bão, xã Cao Dương (Lương Sơn) bị thiệt hại về đường giao thông, nhà ở, nông nghiệp... Xã đang tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.


Người dân xã Cao Dương (Lương Sơn) thu hoạch lúa bị ngập do ảnh hưởng bão lũ.

Theo thống kê, trên địa bàn xã Cao Dương có 6 hộ dân bị tốc mái nhà ở các thôn Bồng Dao, Châu Dể. Mưa làm xói mòn đoạn đường bê tông tại Đội 1, thôn Châu Dể; sạt lở 200m3 đất, đá đường từ thôn Phượng Sồ đến thôn Chợ Nội. Ngày 10/9 có 1 người thiệt mạng khi di chuyển qua ngầm thôn Tiên Hội. Thời điểm mưa lớn làm ngập 3 ngầm (Phượng Sồ, Tiên Hội, Thạch Quyền) làm giao thông bị chia cắt; 10 hộ ở khu Om Ngái, thôn Đồng Om bị cô lập do nước sông, suối dâng cao. Xã đã vận động và kiên quyết di dời 46 hộ dân thôn Đồng Om và Quèn Thị trong vùng nguy cơ ngập úng đến nơi an toàn. Phần lớn diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả trong thời kỳ thu hoạch trên địa bàn xã bị ngập, đổ, gẫy (ngập úng khoảng 155 ha lúa, 163 ha hoa màu, 36 ha cây ăn quả, 117 ha cây lâu năm. 

Anh Nguyễn Văn Đức, thôn Mỹ Tân chia sẻ: Do ảnh hưởng mưa bão, toàn bộ 2 ha vườn chuối của gia đình tôi bị đổ, gẫy. Đây là thiệt hại về kinh tế rất nặng nề đối với gia đình. Để tái sản xuất, gia đình tôi phải đầu tư lại từ đầu, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập cả năm nên rất mong nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ.

Cao Dương là xã thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Ảnh hưởng bão số 3 và hoàn lưu bão, nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng và mất trắng không thể hồi phục. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập người dân và phát triển kinh tế của xã. 

Ngay sau bão, lãnh đạo UBND xã và các ban, ngành, đoàn thể kiểm tra tất cả địa bàn, đánh giá mức độ thiệt hại. Công tác ứng cứu, hỗ trợ người dân và khắc phục thiệt hại được xã khẩn trương triển khai theo tinh thần "3 trước, 4 tại chỗ”. Xã đã thống kê các điểm nguy cơ sạt lở để sơ tán người dân; cắm biển cảnh báo và bố trí lực lượng trực tại các ngầm nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện thời điểm mưa lũ lớn. 

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện tại cơ sở giúp các gia đình khắc phục hậu quả thiên tai. Công tác khắc phục tiếp tục được người dân và lực lượng chức năng xã Cao Dương thực hiện để sớm ổn định đời sống và sản xuất. 

Xã rà soát cụ thể hiệt hại làm cơ sở để đề xuất cấp trên hỗ trợ, giúp đỡ người dân. Ngoài ra, UBND xã Cao Dương đã vận động toàn thể cán bộ ủng hộ tối thiểu 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động người dân chủ động khắc phục hậu quả bão lũ.

Đồng chí Nguyễn Đình Tuân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cao Dương cho biết: Để ứng phó với bão số 3, xã đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó để đảm bảo an toàn cho người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Sau bão, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân khẩn trương dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, khôi phục sản xuất, kinh doanh để sớm ổn định đời sống.


Mạnh Cường

Các tin khác


Thời tiết ngày 20/9: Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm. Khu vực Thanh Hóa, Bắc Nghệ An có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 40-80 mm, cục bộ có nơi trên 150 mm.

Hoàn thành di dời 43 hộ dân ở chân đồi Lủ Thao về nơi an toàn

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Anh Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn (Lương Sơn) cho biết: Đến chiều ngày 18/9, UBND xã Lâm Sơn đã hoàn thành việc di dời 43 hộ trong vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở. Trong đó, có 9 hộ di dời đến ở nhà một hộ tại xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn. Còn lại các hộ di dời đến nhà người thân trong xã.

Vùng cao huyện Tân Lạc gấp rút khắc phục thiên tai

Chưa kịp khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 2, gia đình bà Đinh Thị Hằng ở xóm Hượp, xã Vân Sơn (Tân Lạc) tiếp tục chịu thiệt hại nặng nề của cơn bão số 3.

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 04 năm 2024.

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 di chuyển theo hướng Tây mạnh cấp 8 giật cấp 10

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục