Tình trạng đổ thải trái phép trên đê Quỳnh Lâm, thành phố Hòa Bình diễn ra từ lâu nhưng chưa được xử lý triệt để.
Trong sản xuất nông nghiệp, hàng năm có hàng trăm tấn hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng. Trong công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật còn tình trạng bỏ ngay tại đồng ruộng gây phát sinh mùi, khí thải và chất thải nguy hại ra đồng ruộng. Đến nay còn 4 điểm ô nhiễm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật chưa được xử lý.
Đối với chất thải rắn sinh hoạt, theo ước tính trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 400 - 500 tấn/ngày đêm. Trong đó, khu vực đô thị phát sinh khoảng 127,043 tấn/ngày đêm, khu vực nông thôn phát sinh khoảng 379,571 tấn/ngày đêm. Lượng chất thải rắn ở đô thị được thu gom xử lý khoảng 107,257 tấn/ngày đêm, khu vực nông thôn khoảng 117,667 tấn/ ngày đêm. Số rác còn lại chưa được thu gom. Nhiều nơi tình trạng vứt rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định, thậm chí vứt xuống ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm môi trường. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nhiều địa phương thiếu sự quản lý chặt chẽ, làm gia tăng các vụ việc về môi trường gây bức xúc trong nhân dân. Một số nơi người dân tụ tập phản đối hoạt động của các mỏ khai thác đá, yêu cầu dừng hoạt động, bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng…
Theo đánh giá, nguyên nhân do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường (BVMT) của chủ đầu tư, một số ngành, chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác BVMT còn khá phổ biến, nhất là trong quá trình thẩm định, xét duyệt các dự án đầu tư. Hiệu lực các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn lực đầu tư cho BVMT còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu; thiếu các cơ chế huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho BVMT. Vai trò của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực BVMT, giám sát chặt chẽ công tác quản lý, việc chấp hành pháp luật về BVMT của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa cao.
Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo công tác BVMT. Thực hiện Luật BVMT năm 2020, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về triển khai các giải pháp bảo vệ và phục hồi, cải thiện môi trường. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, kiểm soát các dự án tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra các vấn đề môi trường như sản xuất xi măng, khai thác đá, sản xuất giấy... Công tác kiểm tra, thanh tra về môi trường được tăng cường, xử lý nghiêm theo pháp luật một số vụ việc gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng, tạm dừng hoạt động các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Để công tác BVMT dần đi vào nền nếp, khắc phục ô nhiễm môi trường, phòng ngừa sự cố môi trường xảy ra đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực vào cuộc của tất cả các cấp, ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức, hành động về công tác BVMT.
Việt Lâm
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sửa chữa điện hotline (sửa chữa điện không cần cắt điện) là một trong những giải pháp quan trọng mà Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà bình) đã và đang triển khai nhằm giảm thời gian mất điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng.