Giống lúa mới được nhân giống tại Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long
Tốt nghiệp ÐH Cần Thơ năm 2002 ngành nông học, Ðặng Minh Tâm vào Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long làm việc cho đến nay. Làm việc ở bộ môn Di truyền và Chọn giống với nhân sự gần 20 người, Tâm phải luôn đặt kế hoạch cho mình, phấn đấu không ngừng để khỏi tụt hậu so với đồng nghiệp. Tâm dồn hết tâm sức vào việc học tập, nghiên cứu với mong muốn tìm ra những giống lúa chất lượng, đạt năng suất cao giúp nông dân đỡ vất vả.
Là cán bộ trẻ trong lĩnh vực nghiên cứu ngành Di truyền và Chọn giống cây trồng, Tâm đã có nhiều đóng góp đáng quý trong việc chọn tạo ra các giống lúa tốt, năng suất cao, kháng sâu bệnh và có thể xuất khẩu được trên thị trường quốc tế. Thời gian qua, Tâm và các đồng nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học như: Chọn lọc các dòng lúa kháng mặn thông qua nuôi cấy in-vitro; Nghiên cứu thanh lọc giống kháng mặn, chọn ra giống kháng thích nghi vùng khó khăn bảo đảm năng suất ổn định; Nghiên cứu và đánh giá các dòng du nhập: mặn và mùi thơm; Chọn ra giống có phẩm chất tốt, năng suất cao thích nghi vùng khó khăn và bổ sung thêm cho nguồn vật liệu lai; Nhân nhanh giống phong lan trong in-vi-tro với các tổ hợp lai mới có giá trị kinh tế đáp ứng trong vùng... Thời gian công tác tại Viện Lúa, Tâm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền là lao động giỏi, chiến sĩ thi đua cơ sở, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen.
Ngày trước, khi còn ở tập thể, ngày nào cũng vậy, sau giờ làm việc, Tâm chịu khó đi học ngoại ngữ tại các trung tâm cách Viện gần 30 cây số. Tan học về đến cơ quan là gần 22 giờ đêm, nhưng ít khi thấy anh nghỉ buổi học nào. Vất vả nhưng với tinh thần ham học, Tâm cố gắng vượt qua khó khăn vun bồi kiến thức cho mình, vừa bảo đảm công tác tốt. Ðoàn thanh niên ở Viện thường xuyên tổ chức hội nghị báo cáo khoa học bằng tiếng Anh, Tâm luôn là một trong những báo cáo viên xuất sắc nhất, tham gia nhiều chủ đề liên quan đến việc phát triển ngành nông nghiệp. Tâm kể: Phần lớn bà con nông dân ở vùng sâu, vùng xa, thiếu thốn thông tin, phương tiện đi lại, nên gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất, mua bán các sản phẩm nông nghiệp. Những chuyến về nông thôn tập huấn, Tâm và đồng nghiệp tận dụng tối đa thời gian giúp nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, rút ngắn thời gian chọn giống nhằm giảm bớt công lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất... Tâm chia sẻ: "Những chuyến đi thực tế giúp mình trưởng thành hơn, hiểu thêm về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, học được nhiều kinh nghiệm quý từ các lão nông. Một ngày vất vả làm thí nghiệm trong phòng lab, hay đi thực tế dang nắng, phơi mưa ngoài đồng, tôi càng thêm trân trọng hạt lúa một nắng hai sương của nông dân làm ra". Chứng kiến cuộc sống người dân còn nhiều nhọc nhằn, Tâm tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa góp phần tìm ra những giống lúa mới, có chất lượng cao để giúp bà con đỡ vất vả.
Nhiệm vụ chính của Tâm bây giờ là chọn và nhân giống lúa, lai tạo, duy trì nguồn giống tùy theo mục đích từng vùng, nhu cầu người dân... Theo Tâm, quá trình nghiên cứu để có giống lúa mới trung bình mất khoảng 3-4 năm. Mỗi giai đoạn có cái khó riêng, nếu không kiên nhẫn, yêu nghề sẽ khó lòng trụ vững. Dễ nản chí nhất là những lúc thí nghiệm thất bại, phải làm đi làm lại nhiều lần, nhờ anh em động viên, tiếp sức, Tâm nỗ lực vượt qua. Nhìn cách Tâm say mê nói về các giống lúa, thấy quý làm sao tấm lòng của chàng kỹ sư trẻ tuổi. Hiện Tâm đang làm đề tài nghiên cứu về bệnh đạo ôn trên cây lúa, tạo ra giống lúa kháng bệnh ổn định.
Sinh năm 1978, còn khá trẻ nhưng hiện nay Tâm là Phó bộ môn Di truyền và Chọn giống - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long. Anh vừa hoàn tất chương trình thạc sĩ, ngành Sinh học phân tử ở Ô-xtrây-li-a vào cuối năm 2008. Những ngày cuối tuần, Tâm đi dạy thêm ở các trường, vất vả nhưng anh vẫn quyết tâm gắn bó lâu dài với Viện, vẫn trong trẻo ước mơ cống hiến bằng cách tìm, lai tạo ra nhiều giống lúa mới chất lượng cao phục vụ bà con. Ngoài thời gian nghiên cứu, ban đêm Tâm dành thời gian đọc sách, học thêm tiếng Anh, Trung Quốc. Anh bày tỏ: "Sau khi đi dự đại hội về, giao lưu với nhiều bạn trẻ tài giỏi, tôi thấy mình cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa để bổ sung kiến thức phục vụ quê hương".
Theo ND
Triển lãm CES là nơi để các đại gia di động trình diễn những “làn sóng mới”. Năm nay, CES được đón nhất khá nhiều điện thoại thú vị, nổi bật nhất là Google Nexus One. Không kém cạnh, Dell, HTC, Lenovo, LG, Motorola và Palm cũng ra mắt những tân binh của mình.
Khỉ macaque Nhật Bản hay còn gọi là khỉ tuyết là loài linh trưởng đặc hữu của Nhật Bản. Khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, chúng chống giá rét bằng cách ngâm mình vào những dòng suối nước nóng ở công viên Jigokudani, được biết với tên gọi “thung lũng địa ngục” thuộc tỉnh Nagano.
Trước thực trạng dân số thế giới ngày càng đông và mật độ dân cư tại các đô thị tăng nhanh, việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ven biển có thể là giải pháp cho tình trạng thiếu đất ở trong tương lai.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Lê Nam Thắng cho biết toàn bộ dữ liệu các thuê bao trả trước sẽ được chuyển sang Bộ Công an đối chiếu số chứng minh thư. Cá nhân nào khai sai thông tin sẽ phải chịu trách nhiệm.
Nắm bắt tâm lý mua sắm của người tiêu dùng vào những tháng cuối năm, các siêu thị điện máy liên tục tung chiêu khuyến mãi nhằm tạo ra những cơn sốt giá rẻ, trong đó có mặt hàng "đầy tiềm năng" là TV LCD. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt giá rẻ do cạnh tranh doanh số, tháo hàng cuối năm hay do sản phẩm công nghệ thấp.
Đánh giá mới đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, thay vì phải chờ đợi 50-100 năm nữa, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với những tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu ngay vào năm 2020.