Phòng đo lường dung tích lưu lượng.
Xu hướng toàn cầu hóa về đo lường đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, điều đó đòi hỏi lĩnh vực đo lường pháp định, đo lường khoa học, đo lường công nghiệp ở Việt Nam cần có những thay đổi mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Hoạt động nói trên càng trở nên cần thiết khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Xu hướng toàn cầu hóa về đo lường
Khi nói đến hệ thống đo lường toàn cầu, người ta nhớ ngay đến mốc lịch sử quan trọng đầu tiên, Công ước Mét được ký tại Pa-ri vào ngày 20-5-1875 với 17 nước tham gia. Ðây cũng là bước đầu tiên tiến tới hệ đơn vị đo lường đồng bộ trên toàn thế giới và nay là hệ đơn vị đo lường quốc tế SI. Sự ra đời của WTO chính là bước tiếp theo thúc đẩy việc hoàn thiện và sử dụng hệ thống đo lường toàn cầu. WTO đã kêu gọi Chính phủ của các nước thành viên thực hiện Hiệp định TBT nhằm dỡ bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại. Yêu cầu của hiệp định này đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo lường là minh bạch, dễ hiểu, không phân biệt đối xử và được áp dụng cho tất cả các bên liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp trong giao dịch thương mại. Ðiều này chỉ đạt được khi các hiệp định thương mại dựa trên sự hài hòa các tiêu chuẩn và các quy chuẩn kỹ thuật.
Trong 50 năm qua, Tổ chức quốc tế về đo lường pháp định (OIML) đã có những đóng góp to lớn vào việc hài hòa các yêu cầu kỹ thuật và quy trình thử nghiệm trong lĩnh vực đo lường pháp định trên toàn thế giới. Hệ thống đo lường toàn cầu được hiểu như một mạng lưới, trong đó nhiệm vụ đo lường được giải quyết theo cùng một tiêu chí trên khắp thế giới. Thí dụ như việc sử dụng thống nhất cùng loại đơn vị đo lường, cùng loại tiêu chuẩn, cùng loại quy trình thủ tục và cùng một cách tính độ không bảo đảm đo trên toàn cầu.
Hiện nay, không chỉ Ủy ban Cân Ðo quốc tế (CIPM), OIML, mà còn ILAC/IAF đã nỗ lực thành lập hệ thống đo lường và thử nghiệm toàn cầu. Bốn yếu tố thiết lập nên hệ thống đo lường toàn cầu là: Hệ thống đồng bộ về quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực đo lường pháp định; hệ thống đồng bộ về tiêu chuẩn trong lĩnh vực đo lường khoa học và công nghiệp; sự thừa nhận của toàn thế giới về dẫn xuất kết quả đo trên cơ sở của hệ đơn vị SI; hài hòa trên toàn thế giới đối với yêu cầu về năng lực các phòng thử nghiệm và các cơ quan chứng nhận. Trong thời gian tới, xu hướng phát triển đo lường trên thế giới thể hiện trong lĩnh vực đo lường khoa học, đo lường công nghiệp và trong lĩnh vực đo lường pháp định.
Có thể nhận định rằng, hệ thống đo lường toàn cầu và các chứng chỉ chấp nhận toàn thế giới sẽ là tầm nhìn cần hướng tới. Với quan điểm này và thực hiện theo chiến lược toàn cầu của WTO, đo lường khoa học, đo lường công nghiệp và đo lường pháp định sẽ trải qua một sự phát triển mạnh mẽ và thật sự hội nhập trong thời gian tới.
Tham gia 15 tổ chức quốc tế và khu vực về đo lường
Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu thành lập, cơ quan quản lý nhà nước về đo lường đã quan tâm tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế về đo lường, coi đây là biện pháp có hiệu quả để tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế đầu tư cho đo lường. Cho đến nay, Chính phủ đã cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn - Ðo lường - Chất lượng tham gia 15 tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có các tổ chức quan trọng về đo lường như: APMP, APLMF, LMWG, APLAC, ILAC, OIML, CGPM.
Bốn mươi lăm năm qua, việc chúng ta tham gia các tổ chức quốc tế về đo lường đã đánh giá được công cuộc xây dựng và phát triển ngành đo lường Việt Nam trong quá trình hội nhập với đo lường khu vực và quốc tế. Kết quả chính của hoạt động hội nhập quốc tế về đo lường thể hiện cụ thể thông qua các dự án hợp tác của UNIDO, EU, ETV2... Thời gian qua, hoạt động công nhận phòng thử nghiệm đã thúc đẩy đo lường khoa học và công nghiệp ngày càng được quan tâm và phát triển.
Tuy nhiên, để bắt kịp với xu hướng hội nhập toàn cầu và đóng góp có hiệu quả trong công cuộc CNH, HÐH đất nước, đo lường khoa học và công nghiệp cần tiếp tục xây dựng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia ngày một hoàn thiện hơn theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt; xây dựng, hoàn thiện, đánh giá và công nhận các phòng đo lường chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 và thực hiện so sánh vòng các chuẩn đo lường quốc gia với các chuẩn đo lường của các nước thành viên APMP. Ðồng thời, tăng cường nghiên cứu khoa học nhằm vào giải pháp nâng cao trình độ chuẩn, phương pháp sao truyền chuẩn; một số giải pháp kỹ thuật để kiểm soát có hiệu quả đối với phương tiện đo có gắn phần mềm như tắc xi mét, cột đo nhiên liệu;... chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện Thỏa thuận công nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (MRA).
Ðối với đo lường pháp định, với xu hướng toàn cầu hóa về đo lường, sau khi nước ta gia nhập WTO, lĩnh vực đo lường pháp định đã tập trung vào rà soát, sửa đổi và hài hòa mạnh mẽ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản kỹ thuật về đo lường theo các yêu cầu của Hiệp định WTO/TBT. Trong thời gian tới nâng cấp Pháp lệnh Ðo lường thành Luật Ðo lường; đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đo lường pháp định như: Tích cực tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực; tham gia MAA và MRA.
Với những định hướng trên, chúng ta hy vọng, năm 2010, trên cả ba lĩnh vực về đo lường khoa học, đo lường công nghiệp và đo lường pháp định sẽ đạt được những kết quả to lớn trong việc hội nhập với quốc tế và khu vực, đồng thời phục vụ tốt cho doanh nghiệp và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo Báo Nhandan
Nhật thực hình khuyên dài nhất trong 1.000 năm sẽ xảy ra vào hôm nay và đường đi của nó kéo dài từ châu Phi sang châu Á. Tại nước ta, cũng có thể quan sát nhật thực hình khuyên vào hôm nay. Khi nhật thực xảy ra, mặt trời sẽ giống như một chiếc nhẫn khổng lồ và rực rỡ. Tuy nhiên, do bầu trời ở miền bắc có nhiều mây và khu vực này sắp đón một khối không khí lạnh nên khả năng nhìn thấy nhật thực ở miền bắc thấp hơn so với miền nam.
(HBĐT) - Năm 2009, hệ thống bưu chính viễn thông của tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư và phát triển mạnh, số lượng thuê bao điện thoại tăng thêm 53.277 máy, bằng 129% so với cùng kỳ năm 2008; nâng tổng số điện thoại trên toàn mạng là 114.785 máy, đạt tỷ lệ bình quân trên 14,6 máy/100 dân.
Bộ KH&CN đang kỷ niệm 50 thành lập, giới khoa học Việt Nam lại nhớ đến Giáo sư Tạ Quang Bửu, một nhà lãnh đạo chủ chốt từ thưở mới thành lập với tên gọi Ủy ban Khoa học Nhà nước. Và đặc biệt tưởng nhớ, kính trọng vị "trưởng lão" có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thế hệ trí thức nước ta.
Trung tâm Interner Việt Nam (VNNIC) hôm nay đã công bố Việt Nam đạt 100.000 tên miền quốc gia .vn, vươn lên vị trí thứ 2 (sau Singapore) trong khu vực ASEAN về số lượng tài nguyên tên miền.
Đến thời điểm này, Việt Nam có tổng cộng 8 mạng di động/khoảng 86 triệu dân, trong đó có một mạng di động ảo của Cty CP Đông Dương chưa đi vào hoạt động. Những năm qua, các mạng đã “đốt” hơn 170 triệu số thuê bao di động, nhưng số lượng thuê bao thực chỉ hơn 50 triệu.
Theo đề nghị của Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) nhân kỷ niệm 20 năm Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc 1989-2009, tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hợp quốc (WIPO) đã quyết định trao ba giải thưởng cho Nhà sáng tạo xuất sắc nhất, Nhà sáng tạo nữ xuất sắc nhất và Nhà sáng tạo trẻ xuất sắc nhất.