Một tấm bản đồ thế giới hiếm có được vẽ từ năm 1602, lần đầu tiên được trưng bày ở Thư viện Quốc hội tại Washington, Mỹ

Bản đồ do nhà truyền giáo người Italia Matteo Ricci tạo dựng vào năm 1602. Đây là một trong 2 bản duy nhất còn tồn tại trong tình trạng tốt. Chất liệu của tấm bản đồ này được làm bằng giấy hồ - một loại chất liệu được sử dụng rất phổ biến ở Trung Quốc vào thế kỷ 17.

Tấm bản đồ quý hiếm này cũng miêu tả khá chi tiết các vùng khác nhau trên thế giới. Châu Phi được ghi chú là khu vực có những ngọn núi cao nhất và những dòng sông dài nhất trên thế giới, trong khi đó Bắc Mỹ, thời kỳ đó có tên là Kanata, được coi là xứ xở của bò rừng và ngựa hoang.

Một số vùng khác ở Trung và Nam Mỹ cũng được tác giả đề cập trong tấm bản đồ như "Watimala" (ngày nay là Guatemala), "Yuhot’ang" (bang Yucatan của Mexico) và "ChihLi" (Chile).

Tấm bản đồ được vẽ từ thế kỷ 17 đang được trưng bày.

Tác giả Ricci cũng miêu tả ngắn gọn về quá trình phát hiện ra châu Mỹ: “Vào thuở xa xưa, không ai biết đến những vùng đất lạ trên thế giới như Bắc và Nam Mỹ hay vịnh Magelang”, ông chú thích trên tấm bản đồ của mình. “Nhưng 100 năm cách đây, các nhà thám hiểm châu Âu đã phát hiện ra những vùng đất này".

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, đã gọi tấm bản đồ của Ricci là một “chất xúc tác cho phát triển thương mại” và nó là một mốc quan trọng trong quá trình giao thương trong thời gian đó. Không có một tấm bản đồ tương tự nào được tìm thấy tại Trung Quốc - nơi Ricci đã từng ở và được chôn cất.

Hiện tại, chỉ có một số bản sao gốc của tấm bản đồ này được tìm thấy tại thư viện của tòa thánh Vatican và trong một số bộ sưu tập của một số người sưu tập đồ cổ ở Pháp và Nhật Bản.

Bản sao đang được trưng bày tại Thư viện Quốc hội Mỹ là tấm bản đồ cổ đắt thứ 2 trên thế giới sau khi nó được thư viện James Ford Bell Trust mua vào tháng 10 vừa qua với giá 1 triệu USD. Trước đó, tấm bản đồ quý hiểm này thuộc sở hữu của một người sưu tập đồ cổ ở Nhật Bản.

Theo kế hoạch tấm bản đồ của Ricci cũng sẽ được số hóa để đưa lên mạng

 

                                                                         Theo CAND

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục