Người dân trong làng Obot, gần thành phố Shkodra, Albani chèo thuyền trong nước lũ vào ngày 10/1. Các nhà khoa học cảnh báo lũ lụt và hạn hán sẽ tăng khi trái đất ấm lên. Ảnh: AP.

Người dân trong làng Obot, gần thành phố Shkodra, Albani chèo thuyền trong nước lũ vào ngày 10/1. Các nhà khoa học cảnh báo lũ lụt và hạn hán sẽ tăng khi trái đất ấm lên. Ảnh: AP.

Theo yêu cầu của thỏa thuận trong hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại Đan Mạch vào tháng 12 năm ngoái, 55 quốc gia đã gửi bản cam kết giảm khí thải carbon tới Liên Hợp Quốc.

"Thỏa thuận Copenhagen" yêu cầu các nước gửi bản cam kết trước ngày 31/1. Trong số những nước đã gửi cam kết có Mỹ, Nhật Bản, các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi. BBC cho biết, một số nước đưa ra những cam kết "yếu" hơn so với tuyên bố trong hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại Đan Mạch.

Yvo de Boer - quan chức cao cấp nhất của Liên Hợp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu - nói rằng những cam kết sẽ tiếp thêm sinh lực cho nỗ lực cắt giảm khí thải của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường khẳng định những cam kết đó chưa nói lên điều gì.

Phần lớn cam kết được gửi từ các nền kinh tế lớn - cả phát triển và đang phát triển. Những nền kinh tế này tạo ra khoảng 3/4 lượng khí thải từ hoạt động đốt nhiên liệu. Trong khi đó, chỉ có vài quốc gia nhỏ hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu gửi cam kết. Chẳng hạn, chỉ có ba nước thành viên trong Liên minh các quốc đảo nhỏ - gồm 43 thành viên - gửi cam kết. Đó là Maldives, Singapore và quần đảo Marshall.

Trong khi đó, một báo cáo do Viện Môi trường và Phát triển quốc tế cho thấy có nhiều vấn đề cần được giải quyết trong việc gây quỹ hỗ trợ biến đổi khí hậu trị giá 10 tỷ USD mỗi năm dành cho các nước đang phát triển trong vòng ba năm tới. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng khẳng định quỹ này sẽ tăng lên 100 tỷ USD/năm trước năm 2020.

"Chúng ta vẫn chưa biết rõ nguồn tiền dành cho quỹ hỗ trợ biến đổi khí hậu sẽ tới từ đâu và cách thức phân bổ tiền trong quỹ", BBC trích một câu trong báo cáo.

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục