Chính phủ mới đây đã phê duyệt Đề án Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020.
Từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với một lộ trình hội nhập toàn diện với cộng đồng quốc tế. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp Việt Nam sẽ là bộ phận của nền nông nghiệp thế giới.
Với xuất phát điểm thấp về khoa học và công nghệ (KHCN), nền sản xuất còn manh mún, nhiều lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp còn kém cạnh tranh. Việc tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam càng ngày càng mang ý nghĩa sống còn trong thời đại hội nhập.
Do đó, theo PGS. TS Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, trong bối cảnh trên, Việt Nam cần tận dụng tối đa khả năng hợp tác quốc tế để phát triển và ứng dụng KHCN nông nghiệp; đưa KHCN nông nghiệp Việt Nam lên ngang tầm khu vực và thế giới là con đường duy nhất để đảm bảo sức cạnh tranh và an ninh lương thực cho đất nước.
Năm thách thức của KHCN nông nghiệp
Theo PGS. TS Lê Huy Hàm, so với yêu cầu đảm bảo sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập và đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, KHCN nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 5 khó khăn và thách thức.
Thứ nhất, hạn chế về nguồn nhân lực: Ở nước ta hiện số lượng cán bộ nghiên cứu có trình độ đủ sức tiếp cận với KHCN hiện đại, áp dụng vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong nông nghiệp còn quá ít, nhất là trong các lĩnh vực mới như công nghệ sinh học. Khả năng tự đào tạo cán bộ có trình độ cao của chúng ta còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu về chất lượng.
Thứ hai, hạn chế về đầu tư: KHCN hiện đại đòi hỏi đầu tư cao, tập trung và dài hạn cho đào tạo, thiết bị và kinh phí hoat động. Chúng ta vừa thiếu kinh phí đầu tư lại vừa chưa có kinh nghiệm và kế hoạch dài hạn. Trong khi đó, khu vực tư nhân chưa đóng góp đáng kể trong cơ cấu đầu tư.
Thứ ba, hạn chế về công nghệ: So với các nước công nghiệp phát triển, các nước tiên tiến ngay trong ASEAN thì trình độ, năng lực nghiên cứu KHCN của Việt Nam còn có một khoảng cách khá lớn. Các kết quả nghiên cứu được áp dụng thời gian qua chủ yếu thuộc lĩnh vực truyền thống. Các nghiên cứu ở trình độ cao, hiện đại mới chỉ dừng ở quy mô phòng thí nghiệm.
Chính phủ mới đây đã phê duyệt Đề án Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020, nhằm nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thuỷ sản theo hướng CNH - HĐH để tăng nhanh năng suất, chất lượng... |
Thứ tư,
Hợp tác quốc tế trong KHCN nông nghiệp sẽ giúp Việt Nam bắt kịp sự phát triển của KHCN nông nghiệp tiên tiến trên thế giới. |
Trong khi đó, các tổ chức quốc tế như FAO, UNDP, UNIDO, TWAS, các tổ chức phi chính phủ, các quốc gia thông qua đại sứ quán - bản thân không phải là tổ chức KHCN nhưng lại là nguồn tài chính rất đáng kể giúp chúng ta phát triển KHCN và ứng dụng vào những lĩnh vực rất cụ thể thông qua việc cung cấp tài chính cho xây dựng tiềm lực KHCN và hợp tác quốc tế.
Chúng ta chưa có thói quen và kinh phí trong việc cử cán bộ đi dự các hội nghị quốc tế hay trao đổi với các đồng nghiệp nước ngoài. Cho nên, theo kiến nghị của PGS Lê Huy Hàm, dù kinh phí hạn hẹp nhưng vẫn nên có những chương trình trao đổi, thực tập ngắn hạn ở nước ngoài cho cán bộ khoa học đầu đàn bên cạnh chương trình đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Chương trình 322) nhằm giúp các nhà khoa học cải tiến kiến thức và thúc đầy hợp tác quốc tế.
Theo Báo Laodong
Viettel châm ngòi cuộc chiến bằng việc công bố giảm cước di động từ 1.2.2010. Ngay lập tức, VNPT cũng có đề xuất giảm giá cước di động cho VinaPhone và MobiFone. Tuy nhiên, Bộ Thông tin - Truyền thông (TTTT) lại ban bố lệnh "đình chiến" khi chưa cho phép các doanh nghiệp này giảm cước.
Chương trình Gặp nhau cuối năm 2010 của Đài truyền hình Việt Nam vừa chính thức được tổng duyệt trên sân khấu Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô với nhiều nét mới, thể hiện sự đầu tư công sức nhằm nâng cao chất lượng của những tập thể dàn dựng với số lượng nghệ sĩ hài tham gia cũng đông hơn.
(HBĐT) - Sáng ngày 11/1, Viễn thông Hoà Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết trong toàn ngành phong trào thi đua, biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2005 – 2010 và triển khai phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2010 – 2015.
Khi tham gia quá trình thẩm định một đề án trị giá 1.000 tỉ đồng do một tỉnh trình Thủ tướng, trong đó có nội dung xây kè ven biển, Bộ Kế hoạch - đầu tư góp ý Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh đó nên đưa thêm vào các yếu tố phù hợp với biến đổi khí hậu dựa trên các kịch bản nước biển dâng mà Việt Nam đã có, thì nhận được câu trả lời ngập ngừng của vị giám đốc sở: đây là vấn đề cần tiếp tục cân nhắc.
3G – công nghệ mới nhưng dường như đã len lỏi mọi ngõ ngách của cuộc sống di động vốn đang trong thời điểm bùng nổ của thị trường viễn thông Việt Nam, nhất là khi, nó được kết hợp cùng… SIM "rác".
Google, một trong những thế lực hàng đầu của giới công nghệ. Các dịch vụ của hãng có số lượng người dùng đông đảo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng truy cập và sử dụng các dịch vụ của Google ngay bên trong cửa sổ trình duyệt web.