Từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với một lộ trình hội nhập toàn diện với cộng đồng quốc tế. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp Việt Nam sẽ là bộ phận của nền nông nghiệp thế giới.
Với xuất phát điểm thấp về khoa học và công nghệ (KHCN), nền sản xuất còn manh mún, nhiều lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp còn kém cạnh tranh. Việc tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam càng ngày càng mang ý nghĩa sống còn trong thời đại hội nhập.
Do đó, theo PGS. TS Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, trong bối cảnh trên, Việt Nam cần tận dụng tối đa khả năng hợp tác quốc tế để phát triển và ứng dụng KHCN nông nghiệp; đưa KHCN nông nghiệp Việt Nam lên ngang tầm khu vực và thế giới là con đường duy nhất để đảm bảo sức cạnh tranh và an ninh lương thực cho đất nước.
Năm thách thức của KHCN nông nghiệp
Theo PGS. TS Lê Huy Hàm, so với yêu cầu đảm bảo sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập và đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, KHCN nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 5 khó khăn và thách thức.
Thứ nhất, hạn chế về nguồn nhân lực: Ở nước ta hiện số lượng cán bộ nghiên cứu có trình độ đủ sức tiếp cận với KHCN hiện đại, áp dụng vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong nông nghiệp còn quá ít, nhất là trong các lĩnh vực mới như công nghệ sinh học. Khả năng tự đào tạo cán bộ có trình độ cao của chúng ta còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu về chất lượng.
Thứ hai, hạn chế về đầu tư: KHCN hiện đại đòi hỏi đầu tư cao, tập trung và dài hạn cho đào tạo, thiết bị và kinh phí hoat động. Chúng ta vừa thiếu kinh phí đầu tư lại vừa chưa có kinh nghiệm và kế hoạch dài hạn. Trong khi đó, khu vực tư nhân chưa đóng góp đáng kể trong cơ cấu đầu tư.
Thứ ba, hạn chế về công nghệ: So với các nước công nghiệp phát triển, các nước tiên tiến ngay trong ASEAN thì trình độ, năng lực nghiên cứu KHCN của Việt Nam còn có một khoảng cách khá lớn. Các kết quả nghiên cứu được áp dụng thời gian qua chủ yếu thuộc lĩnh vực truyền thống. Các nghiên cứu ở trình độ cao, hiện đại mới chỉ dừng ở quy mô phòng thí nghiệm.
Chính phủ mới đây đã phê duyệt Đề án Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020, nhằm nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thuỷ sản theo hướng CNH - HĐH để tăng nhanh năng suất, chất lượng... |
Thứ tư,
Hợp tác quốc tế trong KHCN nông nghiệp sẽ giúp Việt Nam bắt kịp sự phát triển của KHCN nông nghiệp tiên tiến trên thế giới. |
Trong khi đó, các tổ chức quốc tế như FAO, UNDP, UNIDO, TWAS, các tổ chức phi chính phủ, các quốc gia thông qua đại sứ quán - bản thân không phải là tổ chức KHCN nhưng lại là nguồn tài chính rất đáng kể giúp chúng ta phát triển KHCN và ứng dụng vào những lĩnh vực rất cụ thể thông qua việc cung cấp tài chính cho xây dựng tiềm lực KHCN và hợp tác quốc tế.
Chúng ta chưa có thói quen và kinh phí trong việc cử cán bộ đi dự các hội nghị quốc tế hay trao đổi với các đồng nghiệp nước ngoài. Cho nên, theo kiến nghị của PGS Lê Huy Hàm, dù kinh phí hạn hẹp nhưng vẫn nên có những chương trình trao đổi, thực tập ngắn hạn ở nước ngoài cho cán bộ khoa học đầu đàn bên cạnh chương trình đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Chương trình 322) nhằm giúp các nhà khoa học cải tiến kiến thức và thúc đầy hợp tác quốc tế.
Trong thời gian qua, Viện Di truyền nông nghiệp đã tận dụng được hợp tác quốc tế để phát triển nguồn lực, bao gồm việc xây dựng phòng thí nghiệm, mua sắm trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực và tiếp cận các công nghệ mới. |
Theo LĐ
Đến thời điểm này chưa có vụ nghẽn mạng di động nào diễn ra. Phải chăng đó là một tín hiệu lạc quan đối với người dùng điện thoại di động ở Việt Nam?
Các nhà khoa học Mỹ tuyên bố họ tìm thấy progesterone, hoóc môn giới tính nữ có chức năng duy trì sự phát triển của thai nhi, trong thực vật.
Phi hành gia Astro Soichi đã gửi về trái đất bức hình chụp thành phố của VN với lời nhận xét thú vị "Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ôi, tôi nhớ món phở".
Hổ là chúa sơn lâm ở châu Á. Sư tử thống trị châu Phi. Cả hai, theo phân loại của các nhà sinh học, đều thuộc họ mèo (Felidae). Xa xôi vạn dặm, chúng chẳng mấy khi gặp nhau, trừ khi được loài người đưa về sống chung trong các vườn quốc gia, khu vực bán hoang dã hoặc sở thú.
Một Trojan mới xuất hiện có xuất xứ từ Nga đã “qua mặt” một loại virus nổi tiếng bằng cách ăn cắp dữ liệu và sau đó gỡ bỏ chương trình độc hại ra khỏi máy tính nạn nhân.
Hành khách trên một chuyến bay tại Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất hôm qua sửng sốt và thích thú khi biết họ có cơ hội bay cùng robot có khả năng nói chuyện với người