Mùa khô năm 2010 đang diễn ra gay gắt hơn cả dự kiến, nước ngọt cạn kiệt, nước mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng các tỉnh khu vực ĐBSCL. Những diễn biến "nhãn tiền" ấy như minh chứng cho những dự báo hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, mà khu vực ĐBSCL chịu nặng nề nhất nước.
Và phải chăng, trước nạn xâm nhập mặn hàng năm, việc tính toán mùa vụ cho cây trồng, vật nuôi theo cơ cấu "sống chung với mặn" là vô cùng cần thiết và cấp bách...
Mặn ngày càng khắc nghiệt
Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, hiện nước mặn có độ mặn từ 4 phần ngàn trở lên đã xâm nhập sâu 30km tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, mực nước sông Mêkông mùa kiệt năm 2010 sẽ thấp hơn so với năm 2009, nên ĐBSCL phải đối mặt với nạn hạn hán nặng nề hơn. Độ mặn cao nhất năm nay rơi vào tháng 4 và tháng 5. Nước mặn có độ mặn gây hại cho cây trồng (4 phần ngàn trở lên) sẽ xâm nhập sâu vào đất liền từ 40-45km kể từ cửa sông. Nếu không có biện pháp đối phó tốt, hạn và mặn sẽ gây ảnh hưởng lớn cho vụ lúa đông xuân 2009-2010 trong vùng.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), đến hết tháng 12, ĐBSCL đã gieo xong vụ đông xuân. Năm nay lũ nhỏ, nước lũ rút nhanh đã giúp việc xuống giống đông xuân gặp thuận lợi, nhưng đó cũng là nguyên nhân làm tốc độ mặn xâm nhập nhanh hơn. Đến giữa mùa khô sẽ có 800.000ha bị mặn đe dọa đúng vào lúc lúa vào giai đoạn kết hạt, cần rất nhiều nước.
Theo các chuyên gia, các năm qua lũ trên sông Mêkông không cao, cùng những tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu, ĐBSCL đang có những thay đổi khí tượng - thuỷ văn đúng như dự báo, thậm chí khắc nghiệt hơn.
Trong khi đó tại các tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, , toàn bộ diện tích lúa trong vùng ngọt ổn định của Bạc Liêu gần 45.000ha đối mặt với khô hạn, không có nước tưới vì tất cả các dòng sông đều nhiễm mặn.
Ông Quách Văn Vĩnh - ấp Tường Thắng, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long (Bạc Liêu) - đứng nhìn 25 công ruộng đã hơn 40 ngày tuổi của mình đang dân dần chết khô, ứa nước mắt: “Chưa có năm nào nước mặn lại vào đến khu vực này cả vì cách xa biển đến hơn 40km, nhưng không hiểu sao năm nay nước dưới sông mặn hết rồi”.
Ông Phạm Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long - than thở: “Hiện tại nước mặn đã tràn khắp các con kênh trong vùng ngọt ổn định của huyện. Toàn huyện có trên 6.000ha lúa của nông dân đang cần nước tưới, nhưng không làm gì được”. Tại Cà Mau, nước mặn cũng đã tràn vào các huyện Trần Văn Thời, một phần huyện U Minh, gây thiệt hại lớn diện tích lúa và hoa màu của người dân.
Nước cạn dòng khó khăn lắm mới cứu được cánh đồng của nông dân. Ảnh: Nhật Hồ |
Sống chung với mặn
Theo Báo Laodong
(HBĐT) - Tỉnh ta là 1/12 tỉnh, thành phố trong cả nước có nhiều diện tích rừng đang ở mức nguy cơ cháy cấp IV. Theo dự báo của các cơ quan chức năng, thời tiết trong những người tới tiếp tục hanh khô kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
Phương án xin giảm cước của Viettel và VNPT đã trình lên Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT). Nhưng trước tết, bộ TTTT đã nói "khoan" vì e giảm cước sẽ gây ra bùng phát lưu lượng liên lạc ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Các doanh nghiệp viễn thông - CNTT lớn trong nước như Viettel, FPT, VTC đồng loạt “đổ bộ” vào thị trường Campuchia đầy tiềm năng. Đã bắt đầu có hiện tượng “dẫm chân lên nhau” làm nổi sóng cạnh tranh.
Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2010, tổng số thuê bao di động phát triển mới trên toàn quốc ước đạt 4,3 triệu thuê bao, tăng 168,6% so với cùng kỳ năm 2009. Như vậy, tổng số thuê bao di động của cả nước đến nay đã lên đến hơn 115 triệu thuê bao di động.
Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) lại thông báo: sự phá hủy môi trường sống, săn bắn và buôn bán bất hợp pháp đang đe dọa sự sống còn của gần 303 trong tổng số 634 loài linh trưởng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Một nghiên cứu tại Anh cho thấy khí thải từ các phương tiện giao thông là hung thủ giết chết nhiều người nhất trên các đường phố hằng năm.