Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chuyển giao kỹ thuật trồng susu lấy ngọn tại xã Ba Khan, huyện Mai Châu.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chuyển giao kỹ thuật trồng susu lấy ngọn tại xã Ba Khan, huyện Mai Châu.

(HBĐT) - Nhiều năm nay, người nông dân vùng sâu, xa trong tỉnh đã biết đến công nghệ dùng chế phẩm EM để sử dụng cải tạo đất, xử lý môi trường, trồng nấm rơm từ tận dụng rơm trên đồng ruộng, sử dụng bếp đun củi cải tiến tiết kiệm năng lượng, giữ rơm khô cho trâu, bò ăn… Để bà con được hưởng những thành tựu đó có sự góp phần của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

 

Năm 2004, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đưa thử nghiệm chế phẩm EM vào trong sản xuất nông nghiệp như ủ phân chuồng triệt tiêu mầm bệnh, tăng độ ẩm. Phun EM lên cây làm giảm sinh vật có hại, kích thích nảy mầm, ra hoa kết trái, đề kháng sâu bệnh trên cây trồng, hoa quả tươi lâu. Phun vào trong đất làm tăng độ ẩm, tăng sinh vật có lợi cho cây trồng. trong xử lý nước, rác thải làm giảm thiểu mùi, xử lý môi trường…. Qua triển khai các mô hình, nhiều bà con nông dân trong tỉnh đã thấy được cái lợi khi dùng chế phẩm này như giá thành rẻ, dễ sử dụng, có lợi cho cây trồng, vật nuôi, phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và hướng tới mục tiêu sản xuất những sản phẩm sạch cung cấp ra thị trường. Đến nay, hầu hết nông dân trong tỉnh đã sử dụng chế phẩm này trong sản xuất nông nghiệp. Chị Nguyễn Thị Thanh, xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn cho biết: Mấy năm nay, gia đình tôi sử dụng chế phẩm EM trong sản xuất nông nghiệp. Qua quá trình sử dụng tôi thấy, sâu bệnh trên cây giảm hẳn so với sử dụng phân tươi. Hoa quả sử dụng chế phẩm được bảo quản được lâu hơn.

 

Những năm trước, bà con trong tỉnh có thói quen khi gặt lúa xong thường bở rơm rạ ngoài đồng hoặc đốt. Việc này vừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Để người nông dân tận dụng rơm, rạ thừa trên đồng ruộng, Trung tâm đã ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm. Nghề này đã đem lại việc làm và thu nhập thường xuyên cho hàng trăm lao động nhàn rỗi ở các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Cao Phong và Kim Bôi. Vào mùa đông, người chăn nuôi gia súc gặp khó khăn nhất là thức ăn. Cũng từ rơm rạ thừa trên đồng ruộng, Trung tâm đã chuyển giao cho nhiều hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa cách ủ thức ăn cho trâu, bò để sử dụng trong mùa đông. Khi được học những kỹ thuật này, nhiều hộ gia đình đã ứng dụng và tận dụng hết những rơm rạ thừa.

 

Từ năm 2005, Trung tâm đã triển khai ứng dụng sản xuất rau và hoa chất lượng cao. Đến nay, nhiều hộ nông dân ở thành phố Hòa Bình, huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn đã được chuyển giao kỹ thuật và cho thu nhập cho thu nhập cao gấp 10 lần cây trồng khác. Qua nghiên cứu và thử nghiệm vùng khí hậu đặc thù trung tâm đã triển khai trồng rau su su lấy ngọn tại xã Ba Khan, huyện Mai Châu và xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc. Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng khoai tây vụ xuân ở một số xã huyện Tân Lạc cho thu nhập cao hơn trồng lúa. Bằng phương pháp ghép, Trung tâm dần phục tráng được giống quýt cổ tại xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc. Phục tráng, cải tạo  giống mận, hồng, đào tại hai xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu.   

 

Ông Trần Đình Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cho biết: Trong thời gian tới, để bà con nông dân sử dụng phân bón sạch, không ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ phù hợp với bà con miền núi, chúng tôi đã và đang xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh tại khu 8, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong. Dự kiến, đến cuối năm 2011 nhà máy sẽ sản xuất sản phẩm đầu tiên với công suất khoảng 15 nghìn tấn/ năm. Cũng từ năm 2009, để lưu giữ, bảo tồn những gen quý, Trung tâm đã xây dựng vườn cây mẹ ăn quả với các giống xoài thái ăn xanh, nhãn chín muộn, vải chín sớm… tạo điều kiện cho bà con hướng đến nền sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.

 

                                                                                          Việt Lâm

Các tin khác

Việc cắt giảm khí thải sẽ giúp hạn chế phần nào tác động của biến đổi khí hậu
Không có hình ảnh
Bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa do Hội Địa lý Quốc gia Mỹ ấn hành.

Mười loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp. Vị trí của chúng trong bảng thứ tự đếm ngược này hứa hẹn đem lại cho bạn những bất ngờ thú vị.

Vedan gây ô nhiễm khu vực Cần Giờ: Thiệt hại ước tính 107 tỷ đồng

Chủ tịch Hội Nông dân (HND) TPHCM Nguyễn Văn Phụng vừa cho biết HND huyện Cần Giờ đã hoàn tất việc thống kê lại mức độ thiệt hại của người dân trên lưu vực sông Thị Vải bị ô nhiễm môi trường do Công ty Vedan Việt Nam gây ra. Kết quả kiểm tra xác định 839 hộ với 2.123ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản tại xã Thạnh An (huyện Cần Giờ, TPHCM) bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại ước tính 107 tỷ đồng. Số liệu thống kê thiệt hại của người dân Cần Giờ dựa trên những tiêu chí của Tổng cục Môi trường.

Những động vật biển mới phát hiện

Mực lợn, sứa chao đèn, cá chìa vôi hình rắn là ba trong số hàng chục nghìn loài động vật mới được phát hiện dưới đáy đại dương.

Khoa học đã "đọc" được trí nhớ của con người

Các nhà khoa học quốc tế mới đây bằng những thực nghiệm khẳng định khoa học đã có thể "đọc" được trí nhớ của con người.

Uống nước ngọt làm tăng nguy cơ ung thư

Một nghiên cứu mới cho biết, những người uống từ 2 lon nước ngọt trở lên mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư lá lách – một loại ung thư hiếm nhưng rất nguy hiểm.

Bắc Bộ kết thúc rét đậm, nắng ấm khắp đất nước

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia thời tiết ngày 13/3, hầu hết các vùng trong cả nước, ngày nắng, sáng sớm có sương mù.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục