Luật Khoa học và Công nghệ (KH và CN), Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã mở ra nền tảng pháp lý cho việc hình thành Quỹ phát triển KH và CN trong doanh nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, loại hình quỹ này đi vào hoạt động đã bộc lộ hạn chế bởi nhiều lý do khác nhau. Các cấp, các ngành có liên quan cần ban hành văn bản xác lập cơ chế và hoạt động quỹ, sửa đổi một số quy định về kế toán, quản lý tài chính doanh nghiệp cho phù hợp, tạo động lực phát triển quỹ.

Hằng năm, Quốc hội phân bổ 2% tổng chi ngân sách (tương đương khoảng 0,5% GDP) cho KH và CN, nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và áp dụng thành tựu KH và CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. So với nhiều nước trên thế giới, nguồn chi cho KH và CN ở Việt Nam rất thấp. Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho KH và CN từ khu vực doanh nghiệp là giải pháp cần thiết để phát triển KH và CN nước nhà, mà Quỹ phát triển KH và CN trong doanh nghiệp là một phương thức quan trọng.


Hiện nay, tỷ trọng đầu tư cho KH và CN của doanh nghiệp chỉ khoảng 1% GDP và tập trung vào các doanh nghiệp lớn, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Với khoảng 400 nghìn doanh nghiệp (năm 2010), có thể huy động được khoảng 20 nghìn tỷ đồng mỗi năm đầu tư cho KH và CN. Vấn đề là cần có một cơ chế huy động, quản lý và sử dụng thích hợp để nguồn lực đầu tư cho KH và CN tại doanh nghiệp phát huy hiệu quả.


Theo các nghiên cứu tại Việt Nam, đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ rất hạn chế, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Theo số liệu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các doanh nghiệp cơ khí - điện tử chỉ dành chưa đến 1% doanh thu cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cao nhất là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành chế biến thực phẩm với 2,9% doanh thu (số liệu năm 2003).


Thực tế cho thấy, mức đầu tư bình quân cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của một tập đoàn lớn của Nhà nước chỉ đạt từ 5,8 tỷ đồng (năm 2005) đến 8,5 tỷ đồng (năm 2007), trong khi mức lợi nhuận trước thuế là hàng nghìn tỷ đồng. Như vậy, tỷ suất đầu tư cho KH và CN trên lợi nhuận trước thuế là không đáng kể. Ðây là rào cản lớn cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng, của quốc gia nói chung, cũng như việc cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do vậy, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển lâu dài, bền vững của Việt Nam. Ngoài đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học thì đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các doanh nghiệp là rất quan trọng, trong đó việc tạo lập, quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ phát triển KH và CN trong doanh nghiệp là yếu tố đặc biệt quan trọng.


Về pháp lý, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH và CN để đầu tư cho hoạt động KH và CN, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp.


Ðể có thể khai thông nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tư cho KH và CN thông qua quỹ này, chúng tôi kiến nghị các cấp có thẩm quyền cần sớm xem xét và ban hành các quy định có liên quan.


Một là, cần sớm sửa đổi, bổ sung các quy định tại Quyết định số 36/2007/QÐ-BTC ngày 16-5-2007 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển KH và CN của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cho phù hợp với các quy định hiện hành cũng như thực tế hoạt động của doanh nghiệp.


Hai là, ban hành sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ kế toán, quản lý tài chính doanh nghiệp, thuế có liên quan đến quỹ phát triển KH và CN trong doanh nghiệp.


Ba là, Nhà nước cần sớm ban hành các quy định xác lập cơ chế quản lý đối với sự hoạt động của quỹ, hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng của quỹ phát triển KH và CN trong doanh nghiệp cũng như trong nền kinh tế. Ðồng thời, Nhà nước cũng sớm đưa các chính sách hỗ trợ để đẩy mạnh phát triển thị trường công nghệ, chính sách tài chính, đất đai..., nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH và CN, tạo nên một sức mạnh đột phá cho nền KH và CN nước nhà trong giai đoạn mới.
 
 
                                                                               Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Những điều thú vị về tên gọi các hãng công nghệ

Các sản phẩm như vi xử lý của Intel, máy điện thoại của Apple, Motorola, hay các dịch vụ của Google… đã quá quen thuộc nhưng xuất xứ tên gọi của các hãng này vẫn còn nhiều điều bí mật.

Bụi đường làm tăng huyết áp

Hít thở bụi bặm ngoài đường thường xuyên sẽ khiến huyết áp tăng lên, theo nghiên cứu vừa được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ công bố.

Vén màn bí mật Apple mua lại thương hiệu iPad từ Fujitsu

Khi Apple lần đầu tiên công bố thông tin về máy tính bảng iPad, hãng “Quả táo” này không phải là chủ sở hữu thương hiệu này, Fujitsu mới chính là chủ nhân.

Vũ trụ giãn nở ngày càng nhanh

Một nghiên cứu đối với vài trăm nghìn thiên hà cho thấy tốc độ phình ra của vũ trụ tăng dần theo thời gian.

Sản xuất siêu vật liệu dựa trên cấu trúc tơ nhện

Ý tưởng sản xuất gạch từ rơm rạ có thể sớm trở thành hiện thực sau khi mới đây các nhà khoa đã phát hiện ra rằng hoàn toàn có thể dựa theo cấu trúc tinh thể của tơ nhện để tạo ra các vật liệu mới.

Ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Lạc Sơn

(HBĐT) - Mùi hôi thối nồng nặc, nguồn nước thải chưa được xử lý triệt để vẫn được xả trực tiếp ra môi trường... đang là nỗi bức xúc của hàng trăm hộ dân ở khu vực xung quanh Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu (CBTBSXK) nằm trên địa bàn xã Tân Mỹ (Lạc Sơn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục