Thời gian gần đây, tại Việt Nam xuất hiện hiện tượng giả mạo số điện thoại di động gây hoang mang dư luận. Trong khi các nhà mạng chưa có giải pháp ngăn chặn được hiện tượng này, Trung tâm An ninh mạng Bkis đã tìm hiểu và đưa ra cách giúp người sử dụng điện thoại nhận biết được khi bị gọi từ những số giả mạo.

Giả mạo số điện thoại từ phần mềm


Về kỹ thuật, khi tiến hành một cuộc gọi từ điện thoại di động (cuộc gọi thông thường) điện thoại sẽ kết nối trực tiếp vào mạng viễn thông thông qua các trạm thu phát sóng (BTS). Thông qua các trạm BTS này, số điện thoại của người gọi được hệ thống tự động lấy ra từ SIM của điện thoại, do đó nó được ghi nhận chính xác. Việc giả mạo trong trường hợp này là không dễ dàng.


Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các nhà mạng đều cho phép các cuộc gọi được thực hiện từ internet vào mạng di động. Cuộc gọi được thực hiện bởi một phần mềm, phần mềm này kết nối với máy chủ cung cấp dịch vụ trên internet (trong các sự việc xảy ra thời gian vừa qua, máy chủ này đặt ở nước ngoài). Tiếp theo, cuộc gọi được chuyển từ máy chủ đặt ở nước ngoài quay trở về kết nối với các nhà mạng ở Việt Nam. Cuối cùng, cuộc gọi được chuyển tới máy điện thoại đích thông qua hệ thống mạng viễn thông theo cách thông thường (trung chuyển bởi các trạm BTS).


Khi gọi điện bằng phần mềm như cách nêu trên, người gọi không cần sử dụng SIM điện thoại. Do đó, số điện thoại của người gọi không được lấy từ SIM như cách gọi truyền thống, mà được người gọi tùy ý nhập vào phần mềm. Vấn đề phát sinh từ đây, bất kỳ ai biết sử dụng phần mềm nói trên cũng có thể tạo ra các số điện thoại giả mạo. Phần mềm gọi điện thoại có thể chạy trên máy tính hoặc trên các dòng điện thoại smartphone, với điều kiện nó có kết nối internet (thông qua 3G, GPRS, Wifi…).


Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bkis Security, phần mềm tạo ra các cuộc gọi giả mạo được phát tán ở Việt Nam trong mấy ngày qua, là phần mềm được viết riêng cho điện thoại iPhone, do đó hầu hết mọi người đều hiểu nhầm rằng điện thoại iPhone tạo ra các cuộc gọi giả mạo. Thực tế, các cuộc gọi giả mạo có thể được thực hiện từ bất kỳ loại điện thoại hoặc máy tính nào, chỉ cần nó có thể chạy được phần mềm và có kết nối Internet.


Cũng với cách thức tương tự, các tin nhắn SMS cũng có thể dễ dàng bị giả mạo.


Cách nhận biết các cuộc gọi giả mạo


Hiện tại, các nhà mạng Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp khắc phục bằng cách lọc các cuộc gọi phát sinh từ internet. Số điện thoại giả mạo được chuyển thành các số điện thoại khác không trùng định dạng với các số điện thoại ở Việt Nam hoặc chuyển sang chế độ giấu số gọi đến. Tuy nhiên, biện pháp này hiện nay chưa có kết quả ổn định, hiện tượng giả mạo các cuộc gọi vẫn có thể xảy ra, đặc biệt chưa khắc phục được việc giả mạo tin nhắn SMS. Do đó, các thuê bao di động vẫn phải chủ động đề phòng với hiện tượng này.


Bkis đưa ra cách nhận biết như sau: Với một cuộc gọi điện thoại di động thông thường trong nước, số điện thoại của người gọi hiện lên trên máy của người nhận bằng đúng số điện thoại của người gọi. Trong trường hợp bị giả mạo bởi cuộc gọi từ internet, thông thường, số gọi đến hiển thị trên máy của người nhận sẽ kèm theo mã điện thoại quốc gia. Vì vậy khi nhận được cuộc gọi của một người mà bạn biết chắc rằng người đó đang ở Việt Nam, nhưng số điện thoại hiện lên trên máy của bạn lại có thêm phần mã quốc gia, thì gần như có thể khẳng định đó là cuộc gọi giả mạo.


Trên thị trường hiện nay, không phải dòng điện thoại di động nào cũng có tính năng hiện đồng thời tên người gọi đến (lấy trong danh bạ) và số điện thoại gọi đến. Khi sử dụng loại điện thoại này, nếu thấy cuộc gọi mà bạn vừa nhận có dấu hiệu khả nghi, bạn có thể kiểm tra trong lịch sử các cuộc gọi (call history), lấy chính xác số điện thoại gọi đến để kiểm tra như cách nêu trên.


Bkis khuyến cáo, với hiện tượng giả mạo tin nhắn SMS, hiện tại chưa có biện pháp khắc phục, do đó bạn phải làm quen với việc không nên tuyệt đối tin tưởng vào các tin nhắn, không nên sử dụng tin nhắn như một công cụ giao dịch công việc chính thức.
 
                                                                            Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục