Sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu có thể gây độc cho con người bằng nhiều cách, phá vỡ hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường...

 

Nước dằn tàu là nước hồ, sông, nước biển được bơm vào trong tàu nhằm điều chỉnh giữ cho tàu ổn định khi di chuyển. Nước này thường chiếm từ 30-40% trọng tải của tàu. Khi tàu lấy hàng sẽ xả nước dằn ra, cùng theo đó là hàng nghìn sinh vật ngoại lai, chủ yếu là phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật không xương sống. 

 

Trong 200 mẫu nước sông Sài Gòn thì có tới 64% có sinh vật ngoại lai được các nhà khoa học của Trường ĐH KHTN TP.HCM phát hiện.

TS. Trần Triết, ĐH KHTN TP.HCM, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu “Sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu”, cho biết, sau khi nghiệm thu ở Sở KHCN TP.HCM vào giữa tháng 4, nhóm nghiên cứu sẽ chuyển cho cảng vụ hàng hải TP.HCM tham khảo để có hướng phát triển ứng dụng thực tế.

 

s

64% trong 200 mẫu nước sông Sài Gòn mà các nhà khoa học của Trường ĐH KHTN TP.HCM thu nhận có sinh vật ngoại lai. Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh: Thái Phương

Theo TS. Trần Triết, đây là đề tài đầu tiên ở VN nghiên cứu về mối nguy hại của sinh vật ngoại lai cũng như phương hướng xử lí. Sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu có thể gây độc cho con người bằng nhiều cách, làm phá vỡ hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường... Mặc dù có nhiều nguy hại nhưng đến nay vấn đề kiểm soát vẫn thả lỏng.

Được biết, ở Mỹ và nhiều nước khác, việc kiểm soát sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu rất chặt chẽ. Theo đó, tàu biển trước khi cập cảng một quốc gia nào đó bắt buộc phải xả nước dằn tàu ra biển trước và thay nước. Mục đích để sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu sẽ bị triệt tiêu do thay đổi điều kiện sống giữa nước ngọt và nước mặn. Quy định này không hề được quan tâm ở VN.

Ngoài quy định trên, tàu cập cảng cần phải được kiểm tra nước dằn tàu khi vào cảng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của TS. Trần Triết, chỉ rất ít tàu cập các cảng TP.HCM được kiểm tra và nếu có thì cũng vì mục đích kiểm dịch chứ không vì ngăn chặn sinh vật ngoại lai.

 

                                                                    Theo Vietnamnet

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục