Người dùng điện thoại di động cần cảnh giác với cuộc gọi và tin nhắn giả mạo.
Ngày 12.5, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCert) cùng 7 mạng di động hiện có ở Việt Nam đã nhóm họp để tìm cách đối phó và xử lý vấn đề số di động và tin nhắn giả mạo.
Không dễ kiểm soát
Có một thực tế là đây không phải là lần đầu tiên tại VN, nạn giả mạo tin nhắn và cuộc gọi di động xuất hiện. Tại cuộc làm việc này, các chuyên gia cho rằng đây là giai đoạn bùng phát đã đến mức khá nghiêm trọng và nhức nhối. Vì thế, VNCert và các mạng di động đều cho rằng đây là hiện tượng cần phải sớm tìm biện pháp xử lý.
Tuy nhiên, hướng xử lý như thế nào thì không phải là câu hỏi dễ trả lời. Hầu hết các mạng di động đều cho rằng, việc xử lý các cuộc gọi từ môi trường Internet (VoIP) bằng số giả mạo không khó vì có thể kiểm soát từ đầu mối các nhà cung cấp dịch vụ này. Nhưng với SMS giả mạo, đại diện các mạng di động và chuyên gia công nghệ đều cho rằng là giải pháp khó.
Nguyên nhân chính là bởi dịch vụ này đều thông qua các nhà mạng nước ngoài. Cụ thể, dù website và phần mềm để tạo số di động giả mạo đó ở Việt Nam; song trước khi nhắn đến số di dộng ở Việt Nam, nội dung SMS đã chuyển ra nước ngoài, sau đó lại được các nhà mạng nước ngoài “đóng gói” chuyển về lại Việt Nam.
Tại cuộc làm việc, các nhà mạng cho biết đã bắt đầu nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm xử lý tệ nạn này. EVN Telecom cho biết đã “chặn được” cuộc gọi giả mạo trên mạng mình, nhưng với SMS giả mạo thì chưa xử lý được.
Tương tự, MobiFone, VinaPhone và Vietnamobile cho biết đã chặn được các cuộc gọi VoIP giả mạo, nhưng với SMS thì vẫn đang trong quá trình tìm giải pháp kỹ thuật. Mạng Viettel thừa nhận đây là vấn đề có tính “nghiêm trọng” và cần phải sớm giải quyết.
Cũng như các mạng khác, Viettel đã chặn cuộc gọi VoIP giả mạo, còn với SMS thì vẫn chưa. Tuy nhiên, đại diện Viettel cho biết, giải pháp cho vấn đề chống SMS giả mạo là có thể thực hiện. Viettel đang nghiên cứu cũng như đầu tư trang thiết bị, dự kiến đầu tháng 6.2010, Viettel sẽ triển khai thử nghiệm việc này.
Cùng tìm kiếm giải pháp
Theo ông Đỗ Duy Ngọc Trác - Trưởng phòng Nghiệp vụ của VNCert thì - về kỹ thuật và công nghệ là có thể giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên trước mắt, điều cần thiết là sự quyết tâm và hợp tác của các mạng di động.
“Điều quan trọng là các mạng đã nhận thức rõ vấn đề và đã đặt ra lộ trình để giải quyết nó. Trong những ngày vừa qua, các cơ quan công an, thanh tra đang tiến hành rất ráo riết trong việc xử lý vấn đề này” - ông Trác nói.
Đồng quan điểm với nhà mạng, VNCert cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết sớm nhất có thể, dù rằng khó giải quyết 100% các trường hợp giả mạo, nhưng sẽ hạn chế được rất nhiều.
Tất cả các đại diện nhận định đây không chỉ là vấn đề về kinh doanh, mà còn liên quan đến an ninh trật tự xã hội và an ninh quốc phòng. Nếu cần thiết và trong những vụ việc cụ thể có thể nhờ cơ quan Công an vào cuộc điều tra, xử lý.
Ông Vũ Quốc Khánh - GĐ VNert - thừa nhận, kiểm soát và xử lý được vấn đề này là khó, nhưng không phải là không làm được. Ông Khánh đề nghị các mạng di động, khi xác định các SMS được thực hiện từ Internet, khi đó các mạng cần đánh dấu trước nội dung SMS khi chuyển cho thuê bao nhằm giúp khách hàng phân biệt được SMS đó được gửi đi từ các website. Đây có thể là hình thức hữu hiệu để khách hàng phân biệt được đó có phải là SMS giả mạo hay không.
Đại diện VNCert cũng cho biết sẽ sớm có công văn hướng dẫn cho các mạng di động, yêu cầu xây dựng hệ thống, giải pháp và quy trình chống hiện tượng này, trong đó có vai trò truyền thông để khách hàng cảnh giác. Trong 2 tuần tới, các mạng di động phải có báo cáo cụ thể về vấn đề này.
Tại cuộc làm việc, các mạng thừa nhận để giải quyết tận gốc vấn đề này là khó và cần đầu tư lớn về công nghệ và cần có thời gian. Thậm chí trong quá trình xử lý, rất có thể phát sinh vấn đề nhà mạng bị khiếu kiện vì xâm phạm quyền riêng tư khi áp dụng biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ.
Tuy vậy, các mạng đều cam kết sẽ hạn chế tối đa vấn đề này và mục tiêu lớn nhất là bảo vệ khách hàng của mình. Cả VNCert và các mạng di động đều quyết tâm cố gắng giải quyết vấn đề này trước ngày 15.8 tới.
Theo Báo Laodong
Ban tổ chức Giải thưởng năng lượng toàn cầu 2009 vừa chính thức thông báo Việt Nam được trao giải với dự án "Xây dựng mô hình lò nung gạch gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ khí hóa trấu".
Triển lãm Chiến dịch “Nói không với các sản phẩm động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng” gồm có 16 bức tranh về một số loài thường hay bị săn bắt và buôn bán trái phép nhất, bao gồm Hổ, Gấu, Voi, Tê giác, Rùa biển, và Tê tê vừa được khai trương hôm nay, 11-5 tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.
Những lo ngại về môi trường sống ngày càng bị thu hẹp và tính mạng luôn bị đe dọa của loài tê giác Javan ở Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên đã trở thành sự thật. Ngày 29/4, xác 1 con tê giác Javan được tìm thấy bởi những người đi rừng trong tình trạng chiếc sừng đã bị cắt đi.
Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) và IDC vừa có bản báo cáo về tình trạng vi phạm bản quyền phần trên toàn cầu trong năm 2009. Theo đó, BSA cho rằng vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam vẫn giữ ở mức 85%, bằng với năm 2007 và 2008.
Chỉ vài ngày sau khi Worm Ymfocard phát tán qua Yahoo! Messenger, một loại worm mới, tinh vi hơn, nhắm vào cả Skype lẫn Yahoo! Messenger lại vừa xuất hiện.
Toàn bộ 10 đại lý đăng ký tên miền bị tranh tra đều có sai phạm như không đăng ký thông tin với Bộ chủ quản, đăng ký thông tin không chính xác và chịu các mức phạt từ nhắc nhở đến phạt tiền 25 triệu đồng.