GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu (người ngồi ngoài cùng bên phải) tại Lễ Kỷ niệm 25 năm giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam (2010).

GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu (người ngồi ngoài cùng bên phải) tại Lễ Kỷ niệm 25 năm giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam (2010).

GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu là nhà khoa học nữ uy tín, từng là đại biểu Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khoá X. Đam mê nghiên cứu khoa học, yêu thích Enzim học nên ngay từ khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp (1959), người con gái đất Quảng Nam ấy đã “kết duyên” nghiên cứu Enzim học, đặc biệt là Proteinaz và gắn bó đến tận bây giờ.

 
Bằng nhiều nỗ lực và kiên trì, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu đã trở thành một trong những chuyên gia khoa học đầu ngành trong lĩnh vực sinh học với nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Enzim có tiếng vang trong nước và quốc tế, một số kết quả được ứng dụng có hiệu quả trong thực tế. 
 
Đam mê nghiên cứu khoa học 


GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu nghiên cứu chính về proteinaz và các chất ức chế proteinaza (PI). Proteinaz là các enzim phân giải protein, có vai trò quan trọng đối với nhiều quá trình sinh học như: quá trình tiêu hoá, quá trình nảy mầm, đông máu, quá trình gây bệnh của nhiều loại virus, vi khuẩn… 


Khẳng định nghiên cứu cơ bản có hệ thống là cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng và phát triển ứng dụng ở tầm cao hơn nên bà đi sâu nghiên cứu hiểu kỹ về nguồn gốc, đặc tính, thiết lập quy trình thích hợp sản xuất các chế phẩm enzim có độ sạch khác nhau, tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu và lĩnh vực ứng dụng. Bà đã thành công trong việc tách chiết Bromelain từ chồi ngọn dứa và ứng dụng vào thực tiễn như: sản xuất chế phẩm “Prozimabo” có độ sạch cao và vô trùng sử dụng thử nghiệm trong điều trị bỏng tại Viện bỏng quốc gia. 


Bằng sự đam mê nghiên cứu khoa học, GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu và các cộng sự tại Phòng Công nghệ Enzim – Protein ĐHKH Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội  đã sử dụng chế phẩm Prozima để thuỷ phân các protein thịt bò và một số loại đậu, vốn khó tiêu hoá đối với trẻ em bắt đầu “ăn sam” thành dạng dễ hấp thụ. Sản phẩm thuỷ phân này đã dùng làm nguyên liệu sản xuất “Bột dinh dưỡng cao cấp” loại mới giàu chất đạm với quy mô lớn, nhanh chóng đưa ra thị trường phục vụ chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở một số địa phương vào những năm 80 của thế kỷ XX. Chế phẩm Prozima còn sử dụng làm mềm thịt, sản xuất nước mắm ngắn ngày, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng Filatop sản xuất từ gan, v..v... 


GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu cùng cộng sự còn nghiên cứu các chất ức chế proteinaz (PPI), là hướng nghiên cứu của luận văn TSKH mà bà đã bảo vệ thành công năm 1985. Đây là những chất khá phổ biến trong tự nhiên và có tiềm năng ứng dụng thực tiễn rộng rãi, đặc biệt là làm thuốc điều trị bệnh, kể cả ung thư, HIV v.v... Từ các nghiên cứu điều tra cơ bản, bà và công sự phát hiện được hạt gấc rất giàu các chất PPI. Sau đó, bà hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc phân tử các PPI hạt gấc và phát hiện được cấu trúc mới của một vài PPI.


Trước bức xúc về việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá học, bà và cộng sự bắt tay nghiên cứu đặc điểm của một vài loại sâu phổ biến phá hoại nghiêm trọng một số loại rau xanh, tinh sạch và nghiên cứu những đặc tính cơ bản của các proteinase từ sâu và thử nghiệm tác dụng PPI hạt gấc đến quá trình sinh trưởng, biến thái của sâu, cũng như các proteinase của chúng. Chế phẩm thuốc trừ sâu hoá sinh Momosertatin (Mos) và chế phẩm MM ra đời trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cơ bản này, với sự tài trợ kinh phí của chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước về Công nghệ sinh học. Đến năm 2005, các chế phẩm đã được sử dụng thử nghiệm có hiệu quả trên các ruộng rau su hào, bắp cải.


Với những cống hiến lớn cho KH&CN Việt Nam, Bà đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý  như: Nhà giáo ưu tú, Huân chương Lao động hạng Ba, rồi hạng Nhì, giải thưởng Kovalevskaia năm 1988… Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 10 năm liên tục xuất sắc (1978-1988) và nhiều bằng khen khác của các cấp về thành tích nghiên cứu, giảng dạy và quản lý… 


Vì sự phát triển KH&CN nước nhà 


Hơn 40 năm liên tục giảng dạy về Hóa sinh học, Enzim học và hóa sinh dinh dưỡng tại ĐHKH Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu đã hướng dẫn 13 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ; là tác giả, đồng tác giả,  hay chủ biên 8 cuốn sách về Hóa sinh học, Enzim học, Phương pháp nghiên cứu hóa sinh; chủ trì 11 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về sinh học phục vụ nông nghiệp, công nghệ sinh học; đã công bố 135 báo cáo, bài báo khoa học tại các hội nghị và trên các tạp chí trong, ngòai nước..


GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu từng làm Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học của Đại học Quốc gia Hà Nội, đại biểu Quốc hội (khoá IX, X), Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa X, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa IV, V, VI) v.v..


Gia đình luôn là trốn bình yên nhất với GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu sau khi hoàn thành công việc trong ngày. Bà tâm sự, tôi thật may mắn có người bạn đời làm công tác nghiên cứu khoa học, chia sẻ và giúp đỡ trong công việc gia đình cũng như cuộc sống. Để có một gia đình hạnh phúc, lại có thời gian dành cho khoa học, bà luôn sắp xếp thời gian hài hoà giữa cuộc sống gia đình, công việc và hoạt động xã hội.


Nay đã hơn 70 tuổi nhưng bà vẫn hoạt bát, say mê đọc sách, đam  mê nghiên cứu, tham dự các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế... Sắp tới, độc giả sẽ được đón đọc cuốn sách mới của bà với tiêu đề Hoá sinh các chất sinh học phân tử lớn.


Đất nước đang hội nhập và phát triển, KH&CN ngày càng có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Là người có bề dày nghiên cứu khoa học, GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu muốn gửi gắm chia sẻ với các nhà khoa học trẻ, cần biết tận dụng hiệu quả thời gian, cơ hội, lựa chọn cho mình một nghề gắn bó suốt cuộc đời thì mới khai thác, phát huy được thế mạnh của bản thân và rồi sẽ đến ngày gặt hái thành công. Các bạn cần đầu tư công sức, dành tâm huyết, đam mê, tự tin và có phương pháp làm việc khoa học, biết hợp tác khai thác thế mạnh tập thể, đặt lợi ích của mình trong lợi ích tập thể. 


Sau cuộc trò chuyện gần gũi và cởi mở, tôi thầm khâm phục nhà khoa học nữ Phạm Thị Trân Châu. Sau dáng vóc nhỏ nhắn là những đóng góp to lớn vì sự phát triển ngành KH&CN nước nhà. GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu là một tấm gương sáng về sự say mê học tập và nghiên cứu khoa học. Bà đã làm rạng rỡ thêm biểu tượng đáng tự hào của các nhà khoa học nữ Việt Nam nói riêng và của phụ nữ Việt Nam nói chung anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang
 
 
                                                                                         Theo ND

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục