Các chất độc hại có trong rác thải của ngành điện tử (pin, ắc quy, bóng đèn hư, máy tính, điện thoại di động …) chủ yếu là các kim loại nặng như chì, thủy ngân, crôm, asen … hiện vẫn được người dân để chung với rác thải sinh hoạt. Điều này không những gây khó khăn cho công tác phân loại rác thải mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người.

Theo thông tin đăng tải trên báo Nhân dân số ra ngày 23/05/2010, tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp ở Hà Nội hiện nay khoảng 74.652 tấn/năm bao gồm bìa các-tông, plastic, gỗ, găng tay, linh kiện hỏng, bùn thải chứa kim loại … Trong đó chất thải rắn ngành điện, điện tử chiếm khoảng 1066 tấn/năm.

Những loại chất thải rắn này hiện do các công ty tự thu gom xử lý theo nhiều phương pháp khác nhau. Công ty môi trường đô thị không thể nào thu gom xử lý hết các loại chất thải này, một phần chất thải loại này được luân chuyển bởi những người thu mua phế liệu, gây phát tán các chất độc hại ra môi trường.

Chất thải rắn ngành điện tử không giống như các chất thải thông thường khác, chúng đa phần là các kim loại và hợp chất có khả năng gây rối loạn quá trình trao đổi chất và năng lượng, gây ra những khuyết tật có thể gây ung thư, viêm nhiễm, rối loạn nội tiết.

Khi ở trạng thái cô lập, những kim loại hay hợp chất của chất thải điện tử thường rất bền vững nhưng khi tiếp xúc với không khí hay độ ẩm, ánh sáng…thì xảy ra các phản ứng hoá học khiến chúng dễ hoà tan trong nước và không khí, hơn nữa chúng thường không mùi, không vị làm cho việc phát hiện, đề phòng gặp nhiều khó khăn.

Song trong chất thải điện tử lại có nhiều kim loại quý hiếm (vàng, bạc, coban…) được sử dụng, vì thế cần phải có biện pháp xử lý hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm lại vừa tận dụng được các kim loại quý này.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, Viện trưởng Viện Môi trường Đô thị và Công nghiệp Việt Nam, việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải xây dựng các cộng cụ pháp lý quản lý chất thải điện tử; cùng các tiêu chuẩn áp dụng cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển các chất thải rắn cũng như các qui định về giảm thiểu và tái chế chất thải; các cơ sở xử lý, tái chế rác thải cần được xây dựng tập trung.

Theo Báo Nhandan

 

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục