Từ 1-6 tới nay, khắp nơi trên cả nước đang khởi động cuộc điều tra thống kê toàn quốc về điện thoại, internet và nghe nhìn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi đã theo chân đoàn kiểm tra của Bộ Thông tin - Truyền thông về tận nhà dân ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu về cuộc tổng điều tra có quy mô lớn nhất này.

 
Nơi chỉ có UBND và bưu điện văn hóa xã có internet 


Đoàn chúng tôi đã gần như đi thẳng một mạch từ Hà Nội lên tận xã Hòa Bình, huyện miền núi Đồng Hỷ, chỉ dừng lại ở TP Thái Nguyên và UBND huyện Đồng Hỷ để đón thêm một vài người.


Trong căn nhà ngói cũ tạim Đng Cẩu, xã anh, ông Đặng Văn Hận cùng cô con dâu và mấy đứa cháu ở nhà. Sau khi giới thiệu mục đích của cuộc điều tra nhằm đánh giá hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe – nhìn trong toàn quốc, anh Đặng Quốc Đạt, điều tra viên đã thành thạo đặt câu hỏi và ghi vào phiếu điều tra.


Gia đình ông Hận có sáu người (bốn người lớn và hai trẻ em) thì có ba người có điện thoại di động, một điện thoại cố định, một tivi. Chiếc đài lâu ngày không dùng đến nên đã hỏng.


Nếu có người ở nhà, điều tra viên chỉ cần khoảng 10 phút hỏi là đã thu thập đủ thông tin của mỗi hộ gia đình. Cả xóm có chừng trên dưới một trăm hộ, nếu làm tích cực thì chắc chỉ dăm bảy ngày là xong. Nhưng không đơn giản như vậy. Chị Nguyễn Thị Bích Thủy, điều tra viên xã Hòa Bình cho biết, cuộc điều tra diễn ra vào đúng vụ mùa nên điều tra viên có khi phải đi hai ba bận mới gặp chủ nhà. Muốn có số liệu đầy đủ và chính xác, họ thường phải đi vào những giờ oái oăm như giữa trưa hoặc tối. Các điều tra viên đều phải di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Ở những nơi không thể đi xe máy, xe đạp thì họ phải đi bộ.


Được giao điều tra hai xóm Trung Thành và Tân Thành, chị Thủy cho biết, người dân ở đây rất ủng hộ cho cuộc điều tra. Họ thường hỏi chị điều tra vì mục đích gì, có được hỗ trợ gì không, hay khai báo là để nộp thuế. Chỉ chưa đầy một tuần điều tra, từ ngày 2 đến 8-6, chị Thủy đã thu thập được thông tin của hơn 90% hộ dân. 10% còn lại là của những gia đình thường xuyên đi vắng, chị đi đến vài ba lần mà vẫn chưa gặp được. Chị Thủy cho biết chỉ khoảng vài ngày nữa là chị sẽ điều tra xong và gửi báo cáo cho lãnh đạo xã.



Chị Nguyễn Thị Bích Thủy phải đi lại rất nhiều lần vẫn chưa điều tra hết các hộ trong hai xóm Tân Thành và Trung Thành.

Theo kết quả sơ bộ mà chị điều tra được từ thôn Tân Thành, trong số 291 hộ dân có tới 160 hộ có điện thoại, 38 hộ nghèo đều có điện thoại di động, 73 tivi, 7 máy vi tính. Tuy nhiên, máy tính có kết nối internet thì hầu như không ai có, chỉ có ở UBND xã và điểm bưu điện văn hóa xã mà thôi.

Anh Lường Văn Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết, cả bốn điều tra viên mà xã chọn đều là cán bộ chuyên trách ở xã, họ đã từng tham gia các cuộc tổng điều tra về dân số và điều tra về nông nghiệp, nông thôn nên có nhiều kinh nghiệm trong việc ghi bảng biểu.

Xã Hòa Bình có bảy xóm, năm xóm bên này sông và hai xóm bên kia sông đi lại khó khăn hơn. Xã giao cho bốn điều tra viên tiến hành điều tra năm xóm bên này sông trước, rồi mới huy động tổng lực sang bên kia sông để điều tra nốt trong vài ngày. Trong số bảy xóm, đến ngày 8-6, các điều tra viên đã điều tra xong ba xóm. 

Thái Nguyên sẽ điều tra xong trước ngày 20-6 


Ông Nguyễn Đức Lộc: “20-6, các xã toàn tỉnh Thái Nguyên sẽ điều tra xong”.

Từ xã Hòa Bình, chúng tôi đi sang xã Minh Lập, cùng điều tra viên Đinh Xuân Kiểm đến điều tra gia đình bà Nguyễn Thị Tân. Nhà bà Tân có bốn người thì cũng có tới ba người có điện thoại di động, một điện thoại cố định, một tivi. Máy vi tính cũng có, nhưng theo lời bà Tân, con bà vừa bán xong để mua máy mới.

Anh Nguyễn Minh Hoan, Phó chủ tịch UBND xã Minh Lập cho biết, mặc dù địa hình chủ yếu là đồi núi với bảy dân tộc anh em sinh sống nhưng mới ngày 8-6 xã Minh Lập đã điều tra xong 16/19 xóm thuộc xã. Kết quả bước đầu thì thấy rất ít nhà sử dụng radio (khoảng 3%), tivi thì đến hơn 90% hộ dân có dùng. Trong số 5033/6782 hộ dân đã điều tra thì có tới 1911 người có điện thoại di động, 258 điện thoại cố định, 46 máy tính. Không như ở xã Hòa Bình, xã Minh Lập có tới 406 người biết sử dụng internet. Dự kiến đến 12-6 này việc điều tra tại xã sẽ hoàn tất và gửi số liệu lên huyện.


Hòa Bình và Minh Lập là hai xã miền núi, nhưng địa điểm còn dễ điều tra hơn nhiều so với những xã vùng sâu vùng xa như Văn Lăng. Ông Ngô Văn Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ cho biết, để đến được bản Tèn 100% người dân tộc Mông thuộc xã Vân Lăng, điều tra viên phải cuốc bộ cả ngày đường núi mới tới nơi. Vì thế, họ thường phải ngủ lại qua đêm để điều tra.

Tuy nhiên, công việc điều tra đã diễn ra gần 10 ngày nay, mà kinh phí bồi dưỡng cho điều tra viên vẫn chưa thấy đâu, mặc dù họ được hứa là sẽ tiền bồi dưỡng. “Công việc thì chúng tôi phải làm thôi, chứ không đòi hỏi gì”, chị Nguyễn Thị Bích Thủy tâm sự.

Khi chúng tôi hỏi về những thông tin điều tra liệu có chính xác không, có được kiểm chứng không, Phó chủ tịch xã Minh Lập Nguyễn Minh Hoan cho biết, điều tra viên của xã đều đã được “chọn mặt gửi vàng”, xã chỉ chọn những người có nhiệt tình, trung thực. Tuy nhiên, xã cũng áp dụng nhiều cách để kiểm tra. Ví dụ như khớp số lượng hộ dân với số phiếu, kiểm tra chéo, kiểm tra đột xuất. Về nghiệp vụ của điều tra viên, anh Đinh Xuân Kiểm điều tra viên xã Minh Lập cho biết việc điều tra được tiến hành từ xa đến gần, từ khó đến dễ. Nơi xa, khó khăn thì ưu  tiên điều tra trước, điều tra thật kỹ. Mỗi điều tra viên được phân điều tra một số xóm liền nhau cho tiện đi lại.

Các điều tra viên đều là cán bộ xã như cán bộ tư pháp, cán bộ văn hóa thông tin, cán bộ nông nghiệp nên đều quen thuộc với công việc hành chính giấy tờ.

Tuy nhiên, theo anh Trần Ngọc Dĩnh, Trưởng phòng Quản lý Bưu chính Viễn thông của sở TT-TT tỉnh Thái Nguyên, những vùng có dân trí thấp, nhiều người không biết internet là gì, đôi khi cán bộ điều tra trước khi đi tập huấn cũng không biết. Thế nên mới xảy ra chuyện nực cười: điều tra viên đang hỏi chủ nhà rằng có ai trong hộ gia đình biết sử dụng internet không, chủ nhà vừa trả lời không thì đứa con từ trong nhà chạy ra nói: “Con có biết!”.

Hay như chuyện chiếc tivi, dùng chảo, cáp, hay ăng ten, nhiều điều tra viên cũng nhầm lẫn. Vì thế, xã thường cho điều tra viên biết trước thôn mình điều tra đã kết nối cáp chưa, nếu chưa thì không thể điền vào ô sử dụng cáp được, chỉ có thể là ăng ten hoặc chảo. Điện thoại cố định không dây hoặc có dây cũng xảy ra nhầm lẫn tương tự.

Thêm nữa, qua điều tra nhỏ của chúng tôi khi đến những hộ dân ở hai xã Hòa Bình và Minh Lập, nhiều người dân không biết trước là có cuộc điều tra này. Mặc dù theo hướng dẫn từ trung ương, việc tuyên truyền ý nghĩa và mục đích của cuộc điều tra đã phải diễn ra từ mấy hôm trước trên tivi, sóng phát thanh địa phương và loa trong xóm. Các điều tra viên đã phải mất thời gian giải thích rất nhiều trước khi bắt tay vào việc chính. 

Nhưng đó chỉ là những vấn đề nhỏ, việc điều tra nghe nhìn ở Thái Nguyên đang diễn ra khá suôn sẻ. Ông Nguyễn Đức Lộc, Phó giám đốc Sở TT-TT Thái Nguyên cho chúng tôi biết, dự kiến đến 20-6 cơ bản việc điều tra sẽ được hoàn thành tại các xã, gửi số liệu lên huyện, tỉnh. Và đến 30-6, tỉnh hoàn thành việc tổng hợp số liệu, gửi về trung ương đúng tiến độ.

Cuộc điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010 theo Quyết định số 420/QĐ-TTg ngày 31-3-2010 của Thủ tướng Chính phủ bắt đầu từ 0 giờ ngày 1-6. Thời gian thu thập số liệu sẽ diễn ra trong vòng 30 ngày, đến ngày 30-6.

Đây là cuộc điều tra có phạm vi rộng, quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thu thập thông tin đến từng hộ gia đình, từng thôn bản và các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng trên toàn quốc.

Có ba loại phiếu điều tra chủ yếu: Phiếu khảo sát điện thoại, internet và nghe – nhìn tại xã, phường, thị trấn áp dụng đối với 11.110 xã, phường, thị trấn trên toàn quốc; phiếu khảo sát ở tổ chức dân cư cấp dưới xã sẽ áp dụng đối với khoảng 142.000 thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên toàn quốc; phiếu khảo sát hạ tầng và dịch vụ viễn thông sẽ được thực hiện tại các trung tâm xã trên toàn quốc.

Mục đích của cuộc điều tra nhằm đánh giá hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe – nhìn trong toàn quốc, tổng kết tình hình thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2006 – 2010 để tiếp tục xây dựng chương trình này 2011-2015 và làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách phát triển thông tin và truyền thông trong thời gian tới, hình thành dữ liệu Chính phủ điện tử của Việt Nam.

 

                                                                                           Theo ND

Các tin khác

Công ty toàn cầu đã có bản hoàn thành đầu tư hạ tầng giao thông.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Toàn tỉnh có 124 doanh nghiệp khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 11 loại khoáng sản đang được khai thác, tập trung tại 126 điểm mỏ và có 124 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản.

Những tính năng đột phá của iPhone 4

Điện thoại iPhone thế hệ thứ 4 cuối cùng cũng chính thức được trình làng. iPhone 4 được xem là đột phá cả về kiểu dáng lẫn tính năng với camera 5 megapixel, quay phim HD bộ xử lý A4, và pin cải tiến.

Loại thuốc mới giúp con người quên đi đau khổ

Dưới sự trợ giúp của Chính phủ Mỹ, nhóm các nhà khoa học vừa nghiên cứu loại thuốc BDNF có thể giúp con người quên đi đau khổ.

Miền Bắc xuất hiện đợt mưa rào, trời chuyển mát

Từ đêm mùng 9, ngày 10/6 do ảnh hưởng của không khí lạnh, tại nhiều nơi sẽ xuất hiện một đợt mưa rào và dông trên diện rộng, rải rác có mưa vừa, có nơi mưa to.

Sở TN-MT tiếp nhận và giải quyết 68 hồ sơ liên quan đến đất đai

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở TN-MT đã tiếp nhận 68 hồ sơ liên quan đến đất đai, bao gồm giao đất, thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Đã thực hiện thẩm định tại thực địa 50 hồ sơ với diện tích 91,24 ha.

Kỹ thuật mới - Công nghệ mới

Hệ thống gọi trực bệnh viện Khoa Công nghệ thông tin (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) đã thiết kế hoàn chỉnh hệ thống gọi trực bệnh viện (BVNVC). Hệ thống là một giải pháp hoàn thiện, đồng bộ từ phần thiết bị đến phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu. Hệ thống cho phép nhận và cảnh báo cho bác sĩ, y tá trong kíp trực khi có báo hiệu gọi cấp cứu của người bệnh. Hệ thống cho phép quản lý các thông tin về bác sĩ, về các khoa, phòng, giường bệnh và có khả năng lập các báo cáo về nhật ký cuộc gọi và danh mục và báo cáo quản trị với thời gian bất kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục