Do có những phản ứng giống nhau khi nhiễm trùng và phản ứng với thuốc, côn trùng có thể thay thế những con chuột thí nghiệm trong việc sàng lọc các hoá chất tiềm năng để trở thành dược phẩm. Nhờ đó hạ được khá nhiều chi phí nghiên cứu thuốc chữa bệnh.
Vì sao côn trùng thay được chuột
Các nhà sinh học đã phát hiện nhiều tế bào chủ chốt của động vật có vú với côn trùng phản ứng giống như nhau khi bị nhiễm trùng và đáp ứng lại bằng những phản ứng tương tự để chống lại những “kẻ ngoại lai” xâm nhập vào cơ thể.
Phát hiện này có nghĩa là 80% số chuột hiện đang sử dụng hiện nay trong các phòng thí nghiệm dược phẩm có thể bị “loại ra khỏi biên chế”, đồng thời họ sẽ có một cách thử nghiệm vừa đỡ mất thời gian vừa có thể tiết kiệm được chi phí.
TS Kevin Kavanagh, một nhà sinh học tại Trường ĐH quốc gia Iceland phát biểu tại cuộc Hội nghị của Hội vi sinh học đại cương tổ chức tại Edinburgh rằng: “Hiện chúng tôi đã sử dụng những ấu trùng của côn trùng (cụ thể là những con dòi) để thử nghiệm bước đầu tiên một loại dược phẩm mới và sau đó chúng tôi đã dùng chuột trong các thí nghiệm khẳng định cuối cùng”. "Phương pháp thử nghiệm này nhanh hơn, vì thử nghiệm với côn trùng mất 48 giờ trong khi dùng chuột phải mất từ 4 đến 6 tuần. Và tất nhiên, rẻ hơn nhiều nữa”.
Trong 1 phòng thử nghiệm dược phẩm. |
Kavanagh và các đồng nghiệp nhận thấy rằng bạch cầu trung tính (neutrophil), tế bào máu trắng tạo thành một phần của hệ miễn dịch của loài có vú và huyết nang (heamatocyte), tế bào làm nhiệm vụ tương tự ở côn trùng, có cùng cách phản ứng với vi trùng nhiễm vào cơ thể.
Tế bào của cả côn trùng và động vật có vú đều sản sinh ra các hoá chất có cấu trúc tương tự, chuyển động trên bề mặt của tế bào để giết chết những vi trùng xâm nhập. Còn các tế bào miễn dịch bao vây vi trùng và giải phóng ra các enzym để huỷ diệt chúng.
Kavanagh trả lời phỏng vấn qua điện thoại "Chúng tôi dùng côn trùng thay vì động vật có vú để xác định xem cơ chế gây bệnh của vi trùng hoặc nấm và nhận ra kết quả hoàn toàn phù hợp giữa 2 loài (động vật có vú và côn trùng)”.
Ông nói thêm "Lý do là… hệ miễn dịch bẩm sinh của loài có vú và côn trùng giống nhau đến 90%”.
Giảm chi phí đáng kể
Kavanagh nói các côn trùng như ruồi giấm, sâu bọ có thể dùng để thử các chất diệt khuẩn mới hoặc để phán đoán nấm độc gây bệnh như thế nào.
Vào khoảng 85% động vật có vú được dùng làm thí nghiệm thuộc loài gặm nhấm mà chủ yếu là chuột.
Chuột được “yêu thích” là vì chúng nhỏ bé và dễ tiến hành các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nuôi nhanh và dễ theo dõi những thay đổi mang tính di truyền (qua các thế hệ).
Nhưng nếu như chi phí chăm sóc, nuôi nấng để có được một con chuột thí nghiệm mất từ 80 đến 150 đôla, thì chi phí để nuôi một con sâu chẳng hạn dùng vào mục đích này chỉ cần 10 đến 20 cent.
Nghiên cứu của Kavanagh được thực hiện để tìm ra những loại thuốc cho một công ty Anh chứng tỏ rằng: muốn tìm ra một chất để làm ra một loại thuốc nào đó cần sàng lọc tới 700 hợp chất hoá học tiềm năng. Quá trình này cần sử dụng đến 14.000 con chuột. Thế những nếu ngay từ đầu dùng côn trùng, thì số hoá chất đưa ra để sàng lọc rút xuống chỉ còn chừng 35 loại, sau đó mới thử trên chuột. Vậy là số chuột có thể giảm được tới 80% so với trước đây.
Theo VietNamnet
Các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ vừa nghiên cứu phát hiện vi khuẩn NY3 có “khả năng phi thường” trong việc sản sinh chất rhamnolipid, qua đó có thể giúp làm sạch ô nhiễm dầu ở vịnh Mexico và làm giảm hợp chất độc hại trong dầu thô.
Từ ngày đưa vào ứng dụng thành công tại Công an TP Hà Nội, C@FRIS đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Ấn tượng nhất là kết quả điện tử hóa thành công tàng thư căn cước can phạm 300.000 chỉ bản vân tay chỉ trong thời gian ngắn. Hằng năm, C@FRIS giúp Công an Hà Nội xác minh nhanh chóng, chính xác, kịp thời hàng chục nghìn yêu cầu trích lục tiền án tiền sự, xác minh lý lịch tư pháp…
(HBĐT) - Hưởng ứng tuần lễ quốc gia “Nước sạch vệ sinh môi trường” và ngày môi trường thế giới 5/6, huyện Tân Lạc vận động 4.500 hộ gia đình ký cam kết thực hiện rời truồng trại ra xa nhà, xây nhà tiêu hợp vệ sinh để giữ gìn vệ sinh môi trường.
(HBĐT) - Với tinh thần “tương thân tương ái”, từ năm 2007, phong trào hiến máu tình nguyện bắt đầu được phát động sâu rộng ở tỉnh ta và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân, kịp thời tạo nguồn máu dự trữ an toàn, phục vụ đắc lực việc điều trị, cứu sống người bệnh.
Theo một nghiên cứu mới đây, nếu phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, chỉ một vài tế bào não đơn lẻ cũng đủ để nhận thức sự vật không đồng tính chất như xe hơi thể thao hay loài chó.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, những cử nhân tương lai đã được khuyến khích tìm hiểu nghiên cứu khoa học (NCKH) để bước đầu tạo lập tư duy khoa học. Tuy vậy, với những đặc thù của khối ngành, sinh viên khoa học xã hội và nhân văn gặp không ít khó khăn khi thực hiện các đề tài nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, một thực tế cho thấy, một bộ phận sinh viên còn "thiếu lửa", thiếu sự đam mê. Nhà trường và tổ chức Ðoàn, Hội sinh viên cần có biện pháp tạo điều kiện và hỗ trợ sinh viên ngành xã hội NCKH đạt hiệu quả.