2 km sông Tô Lịch (đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ được Bộ Khoa học Công nghê thử nghiệm xử lý ô nhiễm, với tổng kinh phí hơn 40 tỷ đồng.
Trao đổi với VnExpress.net, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Văn Lạng cho biết, Bộ sẽ tiến hành thử nghiệm xử lý đoạn đầu nguồn sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng. Thời gian bắt đầu tiến hành cứu dòng sông dài 14 km này sẽ do thành phố Hà Nội quyết định.
"Sau một tháng triển khai, chất lượng nước sẽ được cải thiện. Bộ Khoa học cam kết, nếu xử lý thành công mới nhận khoản kinh phí này", ông Lạng nói.
Cũng theo ông Lạng, Bộ KH&CN sẽ chi toàn bộ kinh phí và phụ trách xử lý ô nhiễm hồ Trúc Bạch giúp UBND Hà Nội. Đây là một trong những hồ xảy ra tình trạng ô nhiễm nặng, cá từng chết trắng mặt hồ.
Chảy trong lòng thủ đô, sông Tô Lịch luôn bốc mùi hôi thối. Ảnh: Tiến Dũng. |
Năm 2009, Công ty Cổ phần Xanh (Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Công nghệ cao Hòa Lạc - Bộ KH&CN) bắt đầu thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước hồ Quỳnh, Ngọc Khánh và Xã Đàn. Hiện, nước ở các hồ này đã không còn mùi hôi, cá phát triển khỏe mạnh. Nước hồ Hai Bà Trưng do Viện Hóa học xử lý cũng có chuyển biến tương tự.
Trong khi đó, dù hết mùi hôi nhưng nước hồ Ao Đình Ngọc Hà, hồ Dài và hồ Kim Liên (do 2 công ty khác xử lý) vẫn còn các chất ô nhiễm cao, nước có màu xanh lục. UBND thành phố đang tiếp tục triển khai giải quyết tình trạng ô nhiễm tại các hồ này để làm cơ sở cho việc xử lý nước ở 24 hồ tiếp theo của thành phố.
Trước đó, thành phố đã quyết định chi 600 tỷ đồng cho dự án thu gom và xử lý nước thải của một đoạn sông Tô Lịch. Toàn bộ nước thải ở khu vực này sẽ được xử lý trước khi đổ vào sông. Tuy nhiên, theo lãnh đạo thành phố, phải ít nhất 3 năm nữa dự án này mới được hoàn thành.
Sau khi sáp nhập, Hà Nội có hơn 100 ao hồ, với tổng diện tích hơn 1.100 ha. Hầu hết trong số này đều trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, nước bốc mùi hôi thối.
Theo VnExpress
“Giấc mơ” hạ nhiệt Trái đất bằng cách lưu trữ khí CO2 dưới đáy biển hay lòng đất đang bị phủ một bóng đen bởi nỗi lo việc rò rỉ khí thải từ những hầm chôn khí. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Geoscience ngày 27-6 cho biết, với CO2 được “vùi” dưới biển, nguy cơ các dòng hải lưu và bão đưa thủ phạm chính gây ra hiệu ứng nhà kính trở lại bầu khí quyển là khá cao.
Mỗi ngày mở hòm thư điện tử ra bạn thấy rất nhiều e-mail từ những người lạ vởi đủ thể loại nội dung làm bạn vừa mất thời gian, đôi khi còn phải bực mình khi đọc thư. Vậy làm thế nào để không phải nhìn thấy những bức thư rác này nữa?
Truyền thông nước Anh ngày 21/6 đưa tin, bệnh nhân bị bại liệt một ngày nào đó có thể tự cử động nhờ một con chip gắn trong não cùng với các chi nhân tạo được kiểm soát.
Các nhà khoa học Anh đang chuẩn bị thực hiện một dự án thí nghiệm mang tính đột phá - “đổ sắt xuống biển” - với hy vọng sẽ giảm được lượng khí thải CO2 trong bầu khí quyển Trái đất. Các nhà khoa học tại Trung tâm Hải dương học Quốc gia thuộc Đại học Southampton, Anh sẽ sử dụng tàu biển và máy bay để rải dung dịch sunphát sắt (FeSO4) trên diện tích 10.000km² ở các vùng biển Nam cực trong vòng 5 năm.
Trong tương lai không xa, máy tính lượng tử có thể trở thành một mặt hàng phổ biến với giá cả phải chăng.
(HBĐT) - Mấy tháng nay, ngao ngán về tình trạng cắt điện luân phiên, tại nhiều khu vực thành phố Hòa Bình, người dân còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt làm cuộc sống bị đảo lộn đáng kể. Trong lúc người dân kêu ca thì Công ty CP kinh doanh nước sạch - đơn vị chủ quản lại cho rằng những ngày nắmg nóng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân tăng nên mới dẫn đến thiếu nước.