Huyện Trảng Bom (Ðồng Nai) có cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, nhưng đến nay vẫn còn hơn 50% số cư dân và hơn 20% số lao động sống, làm việc và có thu nhập từ khu vực nông nghiệp - nông thôn. Do đó, đời sống của hầu hết người dân nông thôn so với vùng đô thị còn chênh lệch khá cao.

 
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, huyện Trảng Bom đã đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn, nhất là Chương trình dự án nông thôn miền núi. Trong ba năm qua, người dân đã thụ hưởng hai dự án thuộc chương trình nông thôn và miền núi là: Dự án Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt cao sản phục vụ kinh tế - xã hội tại hai xã An Viễn và Ðồi 61 huyện Trảng Bom thuộc nhóm dự án Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý. Dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội  rất lớn, tạo ra mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học  và công nghệ (KH-CN)  sản xuất  mới, mô hình chăn nuôi bò thịt cao sản; đồng thời với nguồn vốn của Chương trình nông thôn miền núi của dự án hỗ trợ qua ba năm thực hiện đã lai tạo được đàn bò vàng địa phương tầm vóc nhỏ năng suất cho thịt thấp thành đàn bò lai sind phù hợp điều kiện khí hậu địa phương, tầm vóc lớn, năng suất cho thịt cao mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân chăn nuôi bò của địa phương; Dự án Xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ hiệu quả kinh tế cao thuộc nhóm dự án do Trung ương quản lý. Dự án mới thực hiện được 16 tháng/36 tháng, nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân trong vùng dự án. Trái cây thanh long sản phẩm của dự án ngay từ vụ đầu tiên tham gia lễ hội trái cây Việt Nam đã đoạt giải. Hiệu quả kinh tế của dự án cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/năm, hơn nữa còn tạo ra một loại cây ăn quả mới có giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Ðặc biệt, dự án là điểm sáng ứng dụng chuyển giao khoa học, là điểm để người dân trên địa bàn tham quan, học tập. Qua quá trình triển khai, dự án đã thật sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ KH - CN vào sản xuất, kết quả dự án đã được duy trì và sẽ tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới, làm tiền đề kinh nghiệm cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của địa phương.


Trong những năm qua, Ðảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích ứng dụng KH - CN vào sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Song những cơ chế khuyến khích 20% kinh phí của Nhà nước và 80% kinh phí đối ứng của người dân theo kênh khuyến nông chưa thật sự đủ mạnh để tác động việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa có hàm lượng chất xám và giá trị kinh tế cao. Nhất là vùng nông thôn và miền núi người dân còn nghèo, trình độ dân trí còn thấp, điều đó đã tạo ra rào cản rất lớn cho KH - CN thâm nhập sâu vào đời sống cộng đồng nơi đây.


Chương trình nông thôn miền núi đã thật sự mở ra một cơ hội mới cả về vốn và công nghệ sản xuất cho người dân vùng nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Giai đoạn Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm nông nghiệp đều phải sản xuất sạch, nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Mặc dù trong ba năm qua, việc triển khai các dự án thuộc Chương trình của huyện còn mỏng, mới chỉ dừng lại ở hai dự án nêu trên, nhưng bước đầu đã tạo ra được điểm sáng ứng dụng KH - CN vào sản xuất nông nghiệp đối với vùng nông thôn, mở đường cho KH - CN ứng dụng vào sản xuất đối với người dân trên địa bàn.


Thực tế qua triển khai thực hiện các dự án khoa học - công nghệ và hiệu quả của các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn, lãnh đạo huyện Trảng Bom cho rằng: Các dự án hiện nay đã và đang được triển khai bước đầu phát huy hiệu quả trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất. Mong muốn Chương trình nông thôn miền núi trên cơ sở đánh giá hiệu quả từ các dự án đã được triển khai thực hiện tiếp tục hỗ trợ kinh phí thực hiện sau dự án để nhân rộng mô hình.
 
 
 
                                                                                        Theo ND

Các tin khác

Cán bộ Trung tâm nước sạch và VSMTNT kiểm tra chất lượng vật tu xây dựng công trình nước sạch tại xã Yên Nghiệp.
Rau muống siêu tốc bên cạnh rau đối chứng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bất ngờ về sự sống ở đại dương

Kết quả một dự án nghiên cứu công phu có tên “Census of Marine Life” kéo dài 10 năm về sự sống ở đại dương mới công bố ngày 3-8 trên Tạp chí PLoS ONE đã hé lộ nhiều điều thú vị và bất ngờ.

Lộ diện điện thoại Windows Phone 7 đầu tiên của Asus

Hãng sản xuất đến từ Đài Loan tỏ ra khá bí mật về dòng sản phẩm mới chạy trên hệ điều hành sắp ra mắt của Microsoft nhưng cuối cùng thông tin và hình ảnh của smartphone Windows Phone 7 đầu tiên cũng đã bị rò rỉ.

Trung Quốc thải ra nhiều rác vũ trụ nhất

Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) thông báo Trung Quốc đứng đầu trong danh sách những nước gây ô nhiễm nhất cho môi trường không gian quanh trái đất.

Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai: Cốt lõi là nâng cao năng lực ứng phó của cộng đồng

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN&PTNT, từ năm 2001 – 2009, thiên tai đã làm 39 người chết, mất tích và tổn thất về kinh tế trên 468 tỉ đồng. Mặc dù Hoà Bình nằm sâu trong nội địa, ảnh hưởng của bão thường không lớn nhưng hoàn lưu sau bão và ATNĐ gây tổn thất nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Loài bọt biển có đến 70% gen giống của con người

Các giả thuyết khoa học từ trước đến nay đều khẳng định con người tiến hóa từ loài khỉ, tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia đã tìm thấy các bằng chứng con người có mối liên hệ gần gũi với đáy biển.

Bệnh truyền nhiễm làm cho bạn kém thông minh?

Một nghiên cứu mới đây cho rằng sở dĩ trên thế giới người ta không thông minh như nhau là do đã mắc các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Các nước bị dịch bệnh nặng nề nhất thường có chỉ số IQ trung bình thấp nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục