Rễ và củ của cây khoai tây trồng theo phương pháp khí canh.
Phương pháp canh tác mới này, gọi là khí canh, cơ bản được thử nghiệm thành công ở Đà Lạt (Lâm Đồng).
Qua 3 vụ trồng thử nghiệm khoai tây bằng phương pháp khí canh, kỹ sư nông nghiệp Lê Văn Cường - Giám đốc Công ty TNHH Dalat G.A.P (P.8, TP Đà Lạt) tự tin khẳng định, phương pháp mới này đã cơ bản thành công và có thể ứng dụng để chủ động giải quyết nguồn giống sạch bệnh với “chất lượng ngoại mà giá cả nội”. Cũng theo ông Cường, sau khi được GS-TS Nguyễn Quang Thạch - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sinh học nông nghiệp, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội chuyển giao phương pháp này từ tháng 6.2009, ông đã đầu tư 500 triệu đồng thực hiện trồng trên 500m2 ở khu vực Đất Mới (P.7, Đà Lạt) đạt kết quả tốt.
Theo phương pháp này, cây trồng được cố định trên một giá đỡ để bộ rễ phát triển trong môi trường không khí (khí canh) chứ không trực tiếp trồng vào đất (địa canh) hoặc nhúng vào môi trường dung dịch (thủy canh). Tất cả việc chăm sóc cho cây theo quy trình canh tác ở quy mô công nghiệp, đều được lập trình phù hợp với độ tuổi của cây, cứ 5-15 phút hệ thống tưới sẽ tự động phun theo dạng phun sương, phân bón cũng được hòa vào nước để phun. Ở trong môi trường thoáng khí như vậy cây dễ hô hấp, hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng nhanh và chủ động điều khiển được quá trình hình thành tia củ (tia củ nhiều thì cho củ nhiều). Kết quả trồng thử nghiệm của ông Cường đã cho thu hoạch với năng suất cao với 20 - 25 củ/gốc (trong khi theo phương pháp truyền thống chỉ từ 4 - 5 củ/gốc), củ giống hoàn toàn sạch bệnh và có độ kháng bệnh cao. Hệ số nhân cây giống cũng nhanh và rẻ hơn nhiều so với phương pháp nuôi cấy mô và ưu việt hơn vì củ giống sẽ lớn hơn đủ dinh dưỡng cho cây phát triển. Trong một tháng, 1 cây sẽ tạo ra 8 cây con, và trên diện tích 1m2 sẽ tạo ra cả hàng trăm cây giống sạch bệnh.
Với những kết quả đạt được và sự thành công bước đầu của phương pháp khí canh này sẽ mở ra một cuộc cách mạng trong việc tạo ra củ giống, cây giống, giải quyết được nhu cầu giống khan hiếm như hiện nay. “Tôi nghĩ, phương pháp khí canh có thể ứng dụng cho việc trồng nhiều loại rau và tôi luôn ao ước, một ngày nào đó, phương pháp này được ứng dụng ở Trường Sa” - ông Cường nói.
Theo Báo Thanhnien
Năm 2004, GS Ngô Bảo Châu cùng đồng nghiệp vinh dự nhận giải thưởng Clay cho việc chứng minh thành công trường hợp đặc biệt của Bổ đề cơ bản Langland và năm 2009, công trình nghiên cứu dày hơn 200 trang chứng minh hoàn toàn bổ đề này đã được Tạp chí Time bình chọn là mười sự kiện khoa học nổi bật năm 2009.
Ông Yutaka Matsuzawa - Chuyên gia môi trường của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại VN - khuyến cáo nước thải sinh hoạt (domesitc waste water) chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước.
Mạng Royal Pingdom cho biết, với 24,3 triệu người sử dụng Internet trong số 89,6 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 20 trong danh sách 20 nước trên thế giới có số người sử dụng Internet cao nhất.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 11 – 12/8, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kỳ Sơn đã tổ chức lớp tập huấn về nước sạch, vệ sinh môi trường năm 2010.
Ở nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện loại vi khuẩn có khả năng kháng rất mạnh đối với hầu hết các loại kháng sinh. Khả năng có mặt các loại virus tương tự ở nước ta không loại trừ.
Đại tá, tiến sĩ Phạm Ngọc Cảnh thuộc Viện Hóa học-Môi trường Quân sự (Bộ Tư lệnh Hóa học) đã nghiên cứu, chế tạo được thiết bị thả khói cỡ lớn KH-1 giúp thay thế được nguồn nhập ngoại.