Nông dân cần được tuyên truyền, trang bị kiến thức về an toàn lao động nông nghiệp
(HBĐT) - Vấn đề vệ sinh an toàn trong lao động nông nghiệp đã được nhắc đến nhiều, song trên thực tế, việc vi phạm vẫn diễn ra thường xuyên, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ý thức, trách nhiệm của một bộ phận người dân và doanh nghiệp.
Đối với sản xuất nông nghiệp, việc bảo đảm an toàn lao động, sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng có vai trò hết sức quan trọng bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đối với sức khỏe, thậm chí nguy hại đến tính mạng của người lao động và nông dân. Bên cạnh tai nạn về thuốc BVTV, cơ giới hóa nông nghiệp, điện khí hóa nông thôn khi người nông dân còn phải tự mày mò cách sử dụng, chế biến máy móc cũng làm gia tăng tỷ lệ thương vong trong lao động. Những thói quen tâm lý, sự giản đơn trong lao động đã hạn chế người nông dân tiếp xúc với những kiến thức lao động chuyên môn và kiến thức về an toàn vệ sinh lao động.
Tai nạn trong nông nghiệp thường được nhắc đến chủ yếu là nhiễm độc thuốc BVTV, bị tổn thương do dùng máy móc, vật tư nông nghiệp chưa đúng cách và nhiều sự cố khác khi làm ruộng hay tham gia các hoạt động sản xuất. Các loại hình tai nạn lao động trong nông nghiệp khá đa dạng. Đó có thể là chấn thương do dụng cụ lao động gây ra hoặc mang vác các vật nặng không đúng cách; bệnh ngoài da do ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật... Thực tế một thời gian dài trước đây, việc sử dụng thuốc BVTV, nhất là thuốc trừ sâu trong sản xuất khá tùy tiện và phổ biến. Hầu như việc dùng thuốc, phun thuốc cho cây trồng không theo quy trình nào mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc khi thấy cần thiết, theo ý thức chủ quan của người nông dân. Thuốc bảo quản tại nhà cũng rất sơ sài, thậm chí còn bị rò rỉ ngấm vào đất và môi trường. Khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc thường kh ông mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, thuốc có thể ngấm dần vào cơ thể gây bệnh… Theo kết quả điều tra của Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, hơn 35% số người sử dụng thuốc BVTV cả nước không hề đọc nhãn thuốc, 94% số hộ sử dụng thuốc không có hướng dẫn mà dùng theo cảm tính, mua và phun tùy tiện. Thậm chí, nông dân còn vứt bao bì đựng thuốc BVTV bừa bãi như một loại rác thải thông thường mà không nghĩ đến hậu quả nguy hiểm do tính chất độc hại với môi trường. Trong đợt kiểm tra liên ngành chuyên đề về vật tư nông nghiệp trong thời gian từ 15/3 – 15/4 vừa qua tại huyện Mai Châu, Đoàn kiểm tra do Sở NN&PTNT chủ trì đã tiến hành kiểm tra 37 cơ sở thì có 29 cơ sở vi phạm với những lỗi như thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh gà toi quá hạn sử dụng; thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc xuất xứ; máy bơm nước nhãn nước ngoài không chứng minh được nguồn gốc…
Sử dụng an toàn thuốc BVTV là vấn đề quan trọng để thực hiện bảo đảm an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã có nhiều quan tâm đến công tác này, việc tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trong việc phòng tránh tác hại của thuốc trừ sâu nói riêng, thuốc BVTV nói chung đối với sức khỏe, bảo vệ an toàn trong sản xuất được đẩy mạnh, nhờ đó, nhận thức của người nông dân đã có nhiều thay đổi. Cùng với đó tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động quản lý, sử dụng thuốc. Đặc biệt, với việc triển khai chương trình IPM (chương trình quản lý dịch hại tổng hợp) trong suốt những năm qua đã mang lại kết quả tích cực. Thông qua các lớp IPM được mở đến từng thôn, xóm, những kiến thức cơ bản và cần thiết về sử dụng an toàn thuốc BVTV được chuyển giao cho nông dân như: tính năng, tác dụng của các loại thuốc, sử dụng đúng thuốc, nắm vững kỹ thuật pha thuốc, trang bị bảo hộ lao động phòng tránh nhiễm độc… Định kỳ hàng năm, đội ngũ nhân viên bán thuốc BVTV được tập huấn kiến thức an toàn về cất giữ, bảo quản thuốc, hướng dẫn khách hàng sử dụng thuốc.
Mặc dù vậy, do tính chất đặc thù nên việc bảo vệ an toàn lao động trong nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, với việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, các thiết bị cơ giới, hiện đại được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tăng rõ rệt, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó là vấn đề an toàn lao động đáng được quan tâm. Thực tế cho thấy, không dễ thực hiện tốt việc bảo hộ lao động trong sản xuất ở nông thôn. Một phần do điều kiện kinh tế, nông dân tiết kiệm không mua thiết bị bảo hộ, nhưng chủ yếu là nhận thức còn nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi các ban, ngành và chính quyền cơ sở cần phối hợp chặt chẽ, tăng cường tuyên truyền kiến thức về an toàn lao động cho nông dân. Thường xuyên thanh, kiểm tra kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm của người bán thuốc, đảm bảo thực hiện đúng quy định về bảo quản thuốc không làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Nếu như ở các ngành sản xuất khác đều thống kê được tai nạn lao động xảy ra, thì với nông nghiệp và sản xuất ở nông thôn không có con số cụ thể. Ngoài những vụ tai nạn hữu hình, nông dân còn phải chịu tác động vô hình do sử dụng thuốc BVTV, ô nhiễm nguồn nước thải, khí thải... Đây cũng là vấn đề cần quan tâm hiện nay đối với việc thực hiện an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Ngày 25-8, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức công bố tài liệu “Sự thật về trẻ em và HIV/AIDS”.
Viettel và Yahoo hôm nay, 25-8 đã cho ra mắt dịch vụ Chat Yahoo! Messenger trên điện thoại di động, đưa Viettel trở thành mạng di động đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Yahoo cung cấp dịch vụ chat trên điện thoại một cách chính thống.
Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra cách có thể giúp họ phát hiện thời gian, địa điểm, phương thức tiến hành các vụ khủng bố trong tương lai
Các nhà khoa học Mỹ vừa thử nghiệm thành công hai loại thuốc AVI-6002 và AVI-6003 trên khỉ nhiễm virus Ebola và virus Marburg.
Số vụ việc tiêu cực trong xã hội liên quan đến game online đang làm dấy lên nỗi lo về một nhóm trẻ hư hỏng. Tuy nhiên, theo bà Phạm Chi Lan - nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ - trong chuyện này, gia đình mới đóng vai trò nền tảng
Trước sự bức xúc ngày càng gia tăng của người dân về việc môi trường bị ô nhiễm nặng nề do khai thác than, những năm qua, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bước đầu chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong quá trình khai thác, vận chuyển. Tuy nhiên những động thái này xem ra chưa đủ để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, làm cho môi trường vùng mỏ xanh, sạch.