Virus HIV
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu virus Burnet, tiểu bang Melbourne, Australia đã khám phá ra "bức tranh" rõ nét nhất về cách thức virus HIV duy trì sự sống trong cơ thể con người và đây được coi là chìa khoá mới trong chữa trị thành công căn bệnh thế kỷ nguy hiểm này
Thông tin trên, được đăng tải trên nhật báo Người Australia ngày 21/9, cho thấy rõ cách thức virus HIV ẩn náu bất động trong cơ thể người dưới dạng các tế bào tiếp nhận các phương pháp điều trị. Tuy nhiên các virus này có thể "sống lại" bất kỳ lúc nào khi quá trình điều trị tạm ngừng và gây ra nhiều khó khăn đối với bất kỳ biện pháp điều trị HIV sau đó.
Giáo sư Sharon Lewin, Khoa nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm thuộc Viện nghiên cứu Burnet, cho biết: "Một khi HIV đi vào các tế bào, chúng có thể rơi vào trạng thái ngủ đông. Tuy nhiên, các loại tế bào này đã âm thầm bị tấn công, dù không xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng khi người nhiễm HIV sử dụng các loại thuốc điều trị và tăng cường hệ miễn dịch."
"Một khi người bệnh dừng thuốc điều trị HIV, các loại virus này có thể "tỉnh dậy" và tiếp tục phá hủy cơ thể người bệnh," giáo sư Lewin nhấn mạnh. Chính vì vậy, theo giáo sư, việc nắm bắt rõ cơ chế trên có thể cho phép phát triển những cách thức chữa trị mới, khoanh vùng các khu vực đã bị nhiễm HIV.
Tuy nhiên, vẫn còn một ẩn số liên quan tới luận giải khoa học trên khi các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đặt ra câu hỏi làm thế nào để virus HIV có thể đi vào các tế bào dạng CD4 trong cơ thể bệnh nhân và chúng có thể tồn tại trong đó nhiều năm bất chấp quá trình điều trị HIV lâu dài tới như vậy.
Câu trả lời đó là quá trình hình thành tổ hợp protein, khoa học gọi là chemokines, có thể định hướng các tế bào đang "nghỉ ngơi" thông qua đường máu và đi vào các tấm chứa thành phần bạch huyết và quá trình này có thể "mở cửa," cho phép các virus HIV tấn công vào cơ thể, hình thành quá trình lây nhiễm âm ỉ, ngấm ngầm.
Theo đánh giá, việc phát hiện ra cơ chế sinh tồn của HIV sẽ giúp các nhà khoa học sớm tìm ra các biện pháp chữa trị hiệu quả đối với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, đồng thời với phát hiện trên sẽ cho phép ngăn chặn kịp thời viuus HIV từ khi chúng "manh nha" ý định lọt vào cơ thể và lan truyền âm ỉ qua các tế bào.
Mặc dù bước đột phá trên cần nhiều thời gian để có thể đưa ra các luận chứng khoa học xác thực, tuy nhiên đây có thể được coi là chương mới trong cuộc chiến chống HIV và AIDS trên thế giới./.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Theo kết quả các công trình khảo sát nghiên cứu gần đây, lượng thuốc còn sót trong vỏ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi sử dụng sẽ chiếm trên dưới 5% khối lượng thuốc. Trung bình mỗi năm, tỉnh ta sử dụng khoảng 18 tấn thuốc BVTV, tương đương với lượng thuốc còn sót lại là xấp xỉ 1 tấn.
Theo một kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Genetics số ra ngày 19/9, một đội ngũ các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra những biến thể gen mới liên quan đến bệnh ung thư buồng trứng.
Hội nghị Khoa học - Công nghệ Bảo vệ thực vật lần thứ ba vừa được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Tham dự hội nghị có gần 300 đại biểu là các nhà khoa học nông nghiệp, sinh học, bảo vệ thực vật trong cả nước, hoạt động trên nhiều lĩnh vực thuộc các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp và bảo vệ thực vật từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Sau 7 ca ghép thận thành công, Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) đã thực sự làm chủ được kỹ thuật ghép thận và đang tiếp tục tiếp cận nhiều kỹ thuật khó trong y học. Cùng với Cúp vàng "Thương hiệu bền vững" năm 2010 vừa được trao, những thành công liên tiếp trong công tác điều trị của Bệnh viện 19-8 đang ngày càng nâng cao uy tín của bệnh viện đầu ngành Công an trong CBCS và nhân dân.
Với những tiện ích dưới đây, bạn sẽ vô hiệu hóa chức năng của ổ đĩa CD cũng như các cổng USB để bảo vệ dữ liệu trên máy tính, nhưng cũng có thể dễ dàng khôi phục chức năng của chúng để sử dụng khi cần thiết.
(HBĐT) - Sản xuất VLXD là một thế mạnh của tỉnh, trong đó sản xuất gạch nung thủ công đã góp phần giải quyết việc làm, bình ổn giá gạch trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhược điểm là gây ô nhiễm môi trường và “ăn” đất nông nghiệp.