Người tiêu dùng - nhất là người có thu nhập thấp - đang đòi hỏi doanh nghiệp viễn thông chia sẻ gánh nặng giá cước.
Một số chuyên gia viễn thông cho rằng mức cước viễn thông di động ở VN vẫn khá cao, trong thời gian tới mức cước này còn có thể giảm nữa. Tuy nhiên, đại diện các DN viễn thông lại cho rằng nếu giảm cước nữa, thị trường viễn thông VN có thể đổ vỡ. Vậy quan điểm nào là đúng?
Cước viễn thông cao hay thấp?
Đề xuất từ cuối năm 2009, thế nhưng phải đợi đến tận đầu tháng 8.2010, các nhà mạng gồm Viettel, VinaPhone và MobiFone mới được giảm cước. Theo sự chấp thuận của Bộ Thông tin & Truyền thông (TTTT) thì mức cước được giảm là từ 10% - 15% tương ứng với các gói cước khác nhau. Với đợt giảm cước này, viễn thông di động tiếp tục là lĩnh vực đi đầu trong việc giảm giá dịch vụ, đồng thời đưa mức cước xuống dưới 1.000đ/phút.
Tuy nhiên mới đây tại một hội thảo về cước viễn thông di động, Tổ chức Frost & Sullivan cho rằng cước di động của VN vẫn ở mức cao so với một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng. Các chuyên gia của tổ chức này cũng cho rằng trong thời gian tới, mức cước di động tại VN có thể giảm thêm khoảng 15% nữa.
Theo các chuyên gia của tổ chức này thì hiện nay, mức cước di động của các nước có điều kiện tương đồng với VN phổ biến ở mức dưới 1 cent/phút - tức là chỉ khoảng 200đ/phút. Trong khi đó ở VN, mức cước phổ biến ở mức hơn 4 cent - khoảng hơn 800đ/phút.
Mặc dù cho rằng các mạng di động VN đang ở giai đoạn phát triển, cần có sự đầu tư và tái đầu tư, song các chuyên gia cho rằng việc giữ mức cước viễn thông di động cao sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận dịch vụ của vùng nông thôn và người dân - đối tượng đông đảo tại VN. Bên cạnh đó, việc duy trì mức cước cao đã khiến cho lưu lượng cuộc gọi cũng trở nên thấp hơn - điều này hình thành rào cản thông tin.
Cụ thể tại VN, số lượng phút gọi bình quân của mỗi người dân đạt thấp chỉ khoảng 15 phút/tháng, trong khi con số này là từ 250 - 400 phút/tháng ở các nước có điều kiện tương đồng với VN.
Giảm được nữa không?
Các chuyên gia viễn thông nhận định: Mặc dù giữ mức cước phổ biến ở mức cao, song các nhà mạng liên tục phải chạy đua khuyến mãi. Khi đó, thực chất mức cước đã được giảm hơn. Thế nhưng đây lại là vấn đề nghịch lý. Bởi lẽ cước khuyến mãi đa số chỉ áp dụng cho thuê bao mới.
Vì thế, số đông người thu nhập thấp, muốn hưởng mức cước thấp buộc phải chạy theo khuyến mãi. Đây là lý do vì sao lượng thuê bao ảo rất cao, nhưng tăng trưởng thuê bao lại không bền vững. Bên cạnh đó, khách hàng là thuê bao trả sau lại bị phân biệt đối xử và luôn phải chịu mức cước cao.
Đồng thuận quan điểm này, các chuyên gia của Frost & Sullivan cho rằng cùng với việc có thể giảm cước, DN di động VN cần đưa ra những mô hình kinh doanh mới tập trung vào nhiều phân lớp khách hàng. Bên cạnh đó, các mô hình kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng để đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu khách hàng.
Tuy nhiên, đại diện các DN di động VN lại có quan điểm trái ngược. Còn nhớ vào thời điểm Beeline ra đời và tung ra mức cước thấp, chính các mạng di động đại gia từng lo sợ “phá vỡ cấu trúc thị trường”. Trước quan điểm cần giảm giá cước, một số DN viễn thông cho rằng không nên lấy những thị trường đó để so sánh với thị trường VN. Lý do là ở những quốc gia có mức cước di động thấp thì hầu hết thị trường đã bị đổ vỡ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó TGĐ Viettel - cho rằng, nếu giảm mạnh nữa, thị trường VN cũng có thể sẽ bắt đầu đổ vỡ. Đồng thuận quan điểm này, các mạng khác cũng cho rằng cước di động rẻ đang giết chết dịch vụ điện thoại cố định. Đặc biệt, các chuyên gia cũng cho rằng việc các mạng liên tục cuộc chiến giảm cước sẽ càng bất lợi cho mạng di động nhỏ và cho cả thị trường.
Tuy nhiên, số đông ý kiến cho rằng chỉ cần nhìn vào doanh thu khổng lồ, lợi nhuận khổng lồ mà các mạng di động VN có được sau mỗi năm cũng đủ thấy các DN này đã thu lợi nhiều đến mức nào. Đó cũng là lý do chính đáng cho thấy việc chia sẻ gánh nặng cước viễn thông di động với người dùng là cần thiết.
Theo Báo Laodong
Thế giới luôn có chỗ cho những ý tưởng thiết kế tưởng chừng như vô cùng viễn vông nhưng thực tế lại hết sức hiệu quả.
Thông tin di động băng rộng phủ sóng 95% dân cư, hầu hết người dân sẽ được truy cập Internet băng rộng và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến ở mức cao nhất.
Tại triển lãm ở Padova, Italy, đội ngũ thiết kế xe đạp của hãng Csepel Schwinn ZRT - Hungary vừa cho ra mắt một mẫu xe đạp mới hoàn toàn không có xích líp.
(HBĐT) - Những năm qua, Trạm KNKL huyện Mai Châu đã thực hiện tốt chức năng là cầu nối chuyển giao kỹ thuật mới vào sản xuất, xây dựng mô hình, lồng ghép bằng các phương pháp mới, xác định các phương thức sản xuất, chuyển giao KHKT đến bà con nông dân, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến phù hợp với phương thức canh tác và điều kiện của từng hộ gia đình, từng địa phương đạt hiệu quả kinh tế bền vững
Ngày 27/9, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc tổ chức hội thảo “Ứng dụng và chuyển giao công nghệ” nhằm đánh giá lại hoạt động hợp tác trong ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đồng thời đưa ra phương hướng nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này
Nhằm nhanh chóng đưa ra những kết quả cũng như có khuyến cáo tốt nhất cho người dân TP HCM về thông tin tìm thấy ổ bọ xít hút máu trên địa bàn, chiều 25/9, nhóm các chuyên viên nghiên cứu thuộc Viện sốt Rét - Ký sinh trùng - Côn trùng (SRKST-CT) TP HCM đã tiếp tục tới kho lưu trữ của Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Quốc tế Thiên Phú (91, Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận, TP HCM) lấy lại mẫu bọ xít được phát hiện tại đây vào ngày 24/9.