Thế giới tự nhiên là một cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt. Và ở đó, người ta được chiêm ngưỡng những cách tự vệ vô cùng độc đáo của các loài động vật.

.

Nhím

Người Anh gọi nhím là con lợn bờ rào vì nó dũi đất đào rễ cây để ăn nơi bờ rào chẳng khác gì lợn rừng. Nhím  là loài có vú duy nhất có lông gai. Khi cảm thấy mình bị đe dọa, con vật láu lỉnh này cuộn tròn lại như trái banh, giấu đầu, tai và chân vào trong, chĩa ra ngoài những chiếc lông nhọn hoắt. Nếu những chiếc lông gai cũng tỏ ra mất tác dụng trước kẻ thù, chúng lập tức áp dụng phương án B: nhím tìm đến những loài cây độc, nhá lấy nước (và hoàn toàn không nuốt) rồi liếm lên gai. Kẻ thù nào tiếp xúc với gai nếu không chết thì cũng tê liệt. 

2. Thằn lằn lưỡng cư Tây Ban Nha

Nằm dài sưởi nắng ở Costa del Amphibian (Bờ biển những động vật lưỡng cư) ; những con vật nhỏ bé này có bộ mặt trông rất giống Người ngoài hành tinh. Khi gặp nguy hiểm, chúng phóng vọt đi, nhanh tên bắn để lẩn trốn. Nếu chẳng may rơi vào tay kẻ địch chúng sẽ tiết từ cơ thể ra một chất độc trắng như sữa ra ngoài lớp da. Đầu nhọn của các giẻ xương sườn tì vao lớp da sẽ trở thành những mũi tên độc mà thật vô phúc nếu kẻ địch bị đâm phải.

3. Hổ mang phun nọc

Khi rắn hổ mang bạnh hai bên hàm ra là lúc cực kỳ nguy hiểm, phải tránh thật xa. Xa là bao nhiêu ? Xin thưa, với những chiếc răng nanh cấu tạo đặc biệt có lỗ nhỏ, con vật bò sát đáng sợ này có thể phun một lượng nọc độc xa đến gần 3 mét và mục tiêu tấn công của nó là mắt kẻ thù trong 80% thời gian. Bị nọc rắn phun vào, giác mạc cuả bạn bị buốt thê thảm và nặng hơn nữa sẽ là mù. Đó là chưa kể nếu gần hơn, nó sẽ mổ để đưa nọc độc trực tiếp vào cơ thể đối phương.

4. Kiến đánh bom liều chết Malaixia

Nếu con côn trùng này sắp bị chết trong một cuộc chiến thất bại, nó cố sức làm đối thủ phải thua thiệt một điều gì đó, hoặc cùng chết (mà trong truyện chưởng gọi là “đồng quy ư tận”) mới cam lòng. Thấy đã hết hy vọng sống sót, nó co bụng vào và phóng thả ra một chất độc từ tuyến dưới hàm, bằng cách tự mình bẻ gãy đầu mình để chất độc phun ra khắp các hướng xung quanh, làm địch thủ nếu không chết cũng bị thương nặng. Đúng là một kẻ đánh bom liều chết.

5. Ếch vàng phóng độc

Sự phối hợp các mảng màu vàng, da cam và lá cây là dấu hiệu thiên nhiên cảnh báo về một loài ếch cực độc sống trong rừng Amazon. Các thổ dân của Colombia rất sợ chúng. Họ cho biểt, chỉ một liều thuốc độc mà con ếch sặc sỡ rất xinh đẹp và bé xíu này phóng ra đủ làm chết 10 người đàn ông trưởng thành.

6. Rái mỏ vịt

Những nhà khoa học đầu tiên thấy con rái mỏ vịt phì cười, cho rằng đó là trò bịp bợm của một kẻ nào đó, vì thú lại có mỏ giống hệt mỏ vịt và chân lại tựa như chiếc bơi chèo. Nhưng nếu bạn có thời gian để quan sát con vật yêu thích nước này thì cũng thấy nhiều điều lý thú. Được sinh ra với những chiếc vuốt sắc ở gót chân sau, con rái cá đực có thể giải phóng chất độc. Rái cá sẽ dùng chúng làm vũ khí vừa tự vệ vừa tấn công. Bây giờ bạn không cười chế nhạo chúng rồi chứ.

7. Bạch tuộc

Tên quỷ quyệt ở thuỷ cung này là một bậc thầy về sự giả trang và thoát xác. Những sắc tố đặc biệt và sự biến hoá tài tình của những cơ cho phép nó biến đổi màu sắc và hình dạng theo môi trường và hoàn cảnh. Để lẩn trốn nó phun ra một đám mực đen kịt để che mắt đối phương hoặc ẩn nấp trong một cái hang bất kể hình dạng ra sao. Chẳng những thế mùi của nó cũng thay đổi luôn.

8. Gấu túi

Trong số các phương cách quen thuộc để đối phó với hiểm nguy là sẵn sàng đương đầu, xa chạy cao bay hoặc nguỵ trang… thì gấu túi bổ sung thêm một cách nữa là giả chết để tự vệ. Ngã lăm quay ra, nằm bất động, dù có bị đối thủ lật qua lật lại cũng không nhúc nhích. Địch thủ cho rằng mình đã tòan thắng bỏ đi một lúc, nó mới bò dậy, trở về nhà. Đôi khi địch thủ còn nghi ngờ, quay trở lại, gấu túi còn chảy rớt rãi và bốc mùi như một con vật chết đã lâu để đánh lừa. Kẻ chiến thắng rất yên tâm, bỏ đi hẳn. Thế là thoát .

9. Bọ bỏ bom

Trung tiện được dùng làm một vũ khí độc đáo trong thế giới côn trùng của một con vật mang tên là bọ bỏ bom (trong dân gian còn gọi là bọ đánh rắm). Khi lâm nguy, một phản ứng hoá học trong bụng bọ bỏ bom sẽ lập tức xảy ra, sinh nhiệt và áp suất. Sản phẩm của phản ứng là một chất khí nóng rát và độc sẽ phụt ra từ một tuyến dưới hậu môn kèm theo một tiếng nổ, có thể làm chết các con côn trùng khác. Chúng bỏ bom đấy.

10. Thằn lằn có sừng

Thay đổi kích thước cũng là vũ khí tự vệ. Ít ra điều này đúng với loài thằn lằn trên vùng sa mạc ở Mỹ. Gặp địch thủ, thằn lằn có sừng chẳng có đâu để chạy, chẳng có chỗ nào để lẩn trốn. Nó đành đứng tại chỗ, phồng mình lên, lập tức to gấp đôi. Đối thủ thấy vậy, sợ hãi bỏ trốn. Nếu kẻ địch vẫn hung hăng không sợ, nó mới dùng đến vũ khí tiếp sau: từ góc mắt, bắn ra một tia máu độc vào đối thủ.

11. Ngựa vằn

Bất kỳ loài thú nào gặp chúa sơn lâm là sư tử, chỉ có mỗi một cách là chạy. Nhưng với chú ngựa vằn thì chưa chắc. Những vết vằn vện trên thân vốn dĩ đã làm các con vật khác khó phát hiện, thì vào những buổi bình minh hoặc nhá nhem tối, vết vằn vện đặc biệt có hiệu quả, chúng khiến cho sư tử bị đánh lừa, không xác định được khoảng cách khi đuổi theo ngựa vằn.

12. Chồn hôi

Vũ khí mùi cũng là loại vũ khí tự vệ độc đáo dường như chỉ có ở lòai vật cbốn chân có bộ lông mượt mà là chồn hôi. Chúng đuổi kẻ thù bằng cách từ một tuyến dầu ở phía đuôi phun ra một lớp “sương mù” hôi hám, tanh tưởi khiến loài vật nào – có lẽ chỉ trừ chủ nhân – cũng cảm thấy khó chịu mà nhanh chóng lảng tránh. Mùi khó ngửi ấy lan toả đến 3 mét và tồn tạo trong nhiều ngày

 

                                                                                     Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Mai Châu: Tổng kết, đánh giá kết quả ứng dụng KH-KT vào đời sống, phát triển KT-XH

(HBĐT) - Hội đồng KH-KT huyện Mai Châu vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2005 - 2010.

Việt Nam sẽ có nhà máy điện quang năm 2012

Tập đoàn First Solar.Inc của Mỹ đã thông báo về kế hoạch xây dựng thêm hai nhà máy năng lượng mặt trời, một ở Việt Nam, một ở Mỹ.

Thực phẩm doping, quản lý là quyết định

GS.TS Nguyễn Tài Lương, Phó Chủ tịch Tổng hội các ngành sinh học Việt Nam, cho rằng Nhà nước cần đưa ra danh sách những loại thuốc kích thích tăng trọng, thức ăn cho gia súc gia cầm mà nước mình nhập khẩu, phải có hướng dẫn cụ thể cho người dân cách sử dụng như thế nào, liều lượng bao nhiêu… Tránh việc chạy theo thị trường, chạy theo lợi nhuận mà không đếm xỉa gì đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Thiên thể P/2010 A2 chỉ là một ngôi sao chổi giả

Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu vừa công bố báo cáo cho biết thông qua tàu thăm dò sao chổi Rosetta, các nhà khoa học đã xác minh được rằng thiên thể mới có tên gọi P/2010 A2 là một ngôi sao chổi giả.

Báo động về hệ sinh thái các vùng nhiệt đới

Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa công bố Báo cáo Sức sống Hành tinh của WWF năm 2010. Tài liệu này - được thực hiện hai năm một lần, với sự hợp tác của Hội Động vật học London (Anh Quốc) và Mạng lưới Dấu ấn Sinh thái Toàn cầu - thường được coi là một trong những khảo sát quan trọng hàng đầu về sức khoẻ môi trường của Trái Đất.

70 nông dân được tập huấn các biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa

(HBĐT) - Ngày 16/10, tại xã Mỹ Hoà, chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với trạm Khuyến nông - Khuyến lâm, trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Lạc tổ chức tập huấn các biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục