Do sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn manh mún, nên việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất gặp khó khăn.

Do sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn manh mún, nên việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất gặp khó khăn.

Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay là GDP hằng năm tăng trưởng tương đối ổn định, bình quân từ 4,2% đến 4,5%/năm. Tổng giá trị nông, lâm và thủy sản năm sau thường cao hơn năm trước, ước đạt khoảng 12,5 tỷ USD (số liệu năm 2009).

 

Thông tin trên được công bố tại Hội nghị quốc tế về “Khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa” tổ chức sáng nay, 16-11 tại Hà Nội.

Là quốc gia sản xuất nông nghiệp, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc: chuyển dần từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa; từ thiếu lương thực đến nay Việt Nam trở thành quốc gia có “tầm cỡ” về sản xuất lương thực phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Việt Nam hiện đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê; thứ tư về xuất khẩu cao su; thứ nhất về xuất khẩu điều, hồ tiêu. Những mặt hàng xuất khẩu khác như chè, hoa quả…giữ được ổn định và chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết: có được kết quả trên phải kể đến sự đóng góp của khoa học và công nghệ. Hiện nay, nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra giá trị gia tăng trong tăng trưởng nông nghiệp khoảng 30%. Những năm qua, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thành công các quy trình công nghệ và chọn tạo được nhiều giống cây trồng, gia súc… Những tiến bộ kỹ thuật đó được được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp trên nhiều lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chế biến sau thu hoạch…

Tuy nhiên, ông Anh cho rằng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Về cơ bản Việt Nam chưa quy hoạch được nhiều vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghiệp chế biến chưa thật sự phát triển, năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa vẫn còn yếu…Không những thế, vấn đề tiêu thụ hàng hóa cho nông dân hiện nay ở các vùng miền vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Ông Anh nhận định, để trở thành quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển mạnh, Việt Nam cần giải quyết nhiều vấn đề đồng bộ, từ cơ chế, chích sách phát triển, đến tổ chức sản xuất, chế biến và xúc tiến thương mại. Trong đó, khoa học và công nghệ phải được áp dụng hiệu quả vào sản xuất nhằm góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

                                                         Theo Bao Nhan Dan

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Chị em phụ nữ xóm Bưởi, xã Phú Cường chuyên tâm thực hiện chương trình

Trên 1.000 cán bộ được tập huấn về Bộ chỉ số NS&VSMTNT

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm NSH&VSMTNT đã mở được 29 lớp tập huấn về bộ chỉ số NS&VSMTNT cho 1.136 học viên.

Các nhà phát minh trẻ sắp tranh tài tại Hà Nội

Hơn 240 giải pháp sáng tạo tham gia cuộc thi Sáng tạo khoa học công nghệ trẻ tại thủ đô Hà Nội và triển lãm về cuộc thi sẽ được tổ chức vào tháng sau

Google trao thưởng cho phát hiện lỗ hổng của chuyên gia VN

Hãng công nghệ Google vừa trao thưởng 1.000 USD cho phát hiện lỗ hổng nguy hiểm trong trình duyệt Google Chrome. Tác giả của phát hiện này là kỹ sư Bùi Quang Minh, chuyên gia thuộc Công ty Bkav

Hạn chế ăn mặn từ khi còn trẻ giúp giảm bệnh tật

Các nhà nghiên cứu Đại học California ở thành phố San Francisco (Mỹ) khuyến cáo nếu bạn hạn chế ăn mặn khi còn trẻ thì lớn lên sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị mắc các chứng bệnh như tim mạch và đột quỵ.

Time: iPad dẫn đầu 50 phát minh của năm 2010

Tạp chí Time ngày 14-11 đã công bố 50 phát minh vượt trội và có tính ứng dụng cao nhất năm 2010. Bảng xếp hạng này được chia thành các lĩnh vực theo thứ tự từ ứng dung cao nhất trở xuống: công nghệ, phương tiện vận chuyển, sản phẩm y tế, công nghệ sinh học, năng lượng xanh, y phục, phần mềm/robot, thiết bị quân sự…

Dịch lợn tai xanh đã cơ bản được khống chế

Cả nước chỉ còn 15 tỉnh có dịch Theo Cục Thú y, trong những ngày qua, dịch bệnh gia súc trên địa bàn cả nước đã cơ bản được khống chế, không phát sinh ổ dịch mới. Cả nước còn bảy tỉnh có dịch lở mồm long móng (LMLM) và 15 tỉnh có dịch lợn tai xanh. Tỉnh Bạc Liêu công bố hết dịch lợn tai xanh trên toàn địa bàn kể từ ngày 11-11, sau hơn hai tháng xảy ra dịch bệnh. Mọi hoạt động vận chuyển, giết mổ, mua bán, kinh doanh gia súc và sản phẩm gia súc trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được hoạt động trở lại bình thường theo quy định hiện hành của Pháp lệnh Thú y

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục