Sau cái chết của con tê giác Java tại Vườn quốc gia Cát Tiên vào tháng tư năm nay, dư luận cho rằng : tê giác tại Việt Nam đã bị tuyệt chủng, bởi đây là con tê giác cuối cùng. Thực hư vấn đề này ra sao?
Nhiều năm trước, đã xảy ra tranh cãi về số lượng tê giác
Vào năm 2006, lực lượng Kiểm lâm Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên lần đầu tiên quay được hình một con tê giác Java (tê giác một sừng hay còn gọi là tê giác châu Á, hiện chỉ còn khoảng 60 con tại Vườn quốc gia Ujung Kulon, Indonesia), loại động vật cổ nhất trên thế giới còn sót lại tại khu Cát Lộc, VQG Cát Tiên. Trước đó, các chuyên gia đã dày công đặt máy ảnh tự động chụp hình, lấy dấu chân cũng như phân tê giác để xác định quần thể loại động vật đặc biệt quý hiếm này còn lại tại đây bao nhiêu con.
Trên cơ sở đó, tổ chức WWF tại Việt Nam, VQG Cát Tiên và các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước tổ chức nhiều cuộc hội thảo, liên tục những chuyến khảo sát thực tế và đi đến nhận định ban đầu: quần thể tê giác Java tại khu Cát Lộc còn ít nhất từ ba con trở lên, thậm chí có ý kiến cho rằng, còn từ năm đến sáu con và có thể “sinh con đẻ cháu”. Tuy nhiên, cùng thời điểm trên, một số nhà khoa học khác cũng dựa trên các bức ảnh, dấu chân tê giác, đồng thời lặn lội thực tế để đưa ra ý kiến phản biện là chỉ còn một con tê giác và không còn giá trị để bảo tồn.
Nghiên cứu sinh Ngô Văn Trí, Phòng Công nghệ & Quản lý môi trường – Viện Sinh học nhiệt đới khẳng định: “Tôi nghĩ giờ thì không còn tê giác nữa rồi, đến giờ này tôi dám khẳng định như vậy. Bởi vì theo tôi biết, những tin trước đó rất là nhiều chỉ còn một con tê giác và ngày đầu tiên chủ đề tôi làm để nâng cao nghề nghiệp và làm luận án tiến sĩ về con này nhưng cuối cùng tôi đã bỏ luận án giữa chừng. Tổ chức WWF đặt rất nhiều máy ảnh để chụp nó và chụp được rất nhiều bức ảnh, đồng thời qua thu thập dấu chân, phân tích cho thấy chỉ còn có một con duy nhất”.
Còn tiến sĩ Vũ Ngọc Long, Giám Đốc Trung tâm Đa dạng sinh học phía nam thì cho biết: “Người ta cứ nói là còn năm đến sáu con tê giác, tôi thì chưa tin còn nhiều như vậy. Tôi nghiên cứu về tê giác 15 năm nay rồi, tôi cũng theo dõi và nghiên cứu tê giác ở Cát Lộc, VQG Cát Tiên. Vấn đề bảo tồn về tê giác ở Cát Lộc thì tôi cực kỳ thất vọng”.
Nhưng không hiểu vì lý do gì, ý kiến của các nhà khoa học này lại bị bỏ quên, mặc dù họ đã cảnh báo cách đây nhiều năm.
Dự án bảo tồn tê giác có bị phá sản?
Tin quần thể tê giác còn sót lại tại VQG Cát Tiên và có thể “ sinh con đẻ cháu” đã được dư luận cả thế giới đặc biệt quan tâm. Vì thế, từ năm 1998 đến nay, có rất nhiều tổ chức nước ngoài rót tiền vào VQG Cát Tiên để bảo tồn các loại động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có tê giác. Chỉ tính riêng Chính phủ Hà Lan đã hỗ trợ 6,5 triệu USD, trong số này, dành một phần ngân sách khá lớn để bảo tồn tê giác.
Tuy nhiên, sau cái chết bí ẩn của con tê giác tại VQG Cát Tiên vào tháng tư vừa qua, đến giờ dấu chân tê giác vẫn “biệt tăm, biệt tích”. Mặc dù Đội tuần tra tê giác của VQG Cát Tiên đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, xác minh, nhiều ngày đêm nằm rừng nhưng vẫn chưa phát hiện được.
Về vấn đề này, Ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Cát Tiên xác nhận: “Từ đầu năm 2010 đến giờ chúng tôi không phát hiện được dấu vết. Chỉ đến tháng tư vừa rồi mới phát hiện được bộ xương tê giác, cho nên đó là một yếu tố tôi rất lo ngại”.
Trước đó, tại cuộc họp với các ban, ngành liên quan của tỉnh Đồng Nai ở khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, Đồng Nai, ông Thành đã từng úp mở đây có thể là con tê giác cuối cùng tại Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao cách đây nhiều năm, các nhà khoa học, nhà chuyên môn lại đưa ra nhận định có ít nhất là còn ba con tê giác trở lên? Theo Giám đốc VQG Cát Tiên, các nhà khoa học chỉ dựa trên dấu chân, ảnh chụp, mẫu phân thu thập để đưa ra nhận định, còn khâu quan trọng nhất và chính xác nhất là phân tích các mẫu ADN lại không được tiến hành. “Cơ sở những năm đó chỉ phân tích đo đếm dấu chân thôi, nhưng mà mang tính khoa học cao là phải xét nghiệm ADN mới khẳng định được. Kết quả điều tra khảo sát của đầu năm 2000 là chưa chính xác”, ông Thành nói.
Theo ND
Hiện nay, số lượng các nhà phát triển đăng ký sử dụng nền tảng Windows Phone 7 (WP7) của Microsoft đã tăng lên khoảng 80% kể từ tháng Chín, đồng thời, mức giá trung bình của các ứng dụng cho điện thoại di động cũng đang dần ngang bằng với các sản phẩm tương tự của đối thủ.
Trong 11 tháng đầu năm, cả nước có thêm 38,1 triệu thuê bao điện thoại mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Kì thi OLP’10 và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC Hà Nội đã chính thức khép lại. Đại học FPT giành ngôi Vô địch Siêu CUP OLP’10, Đại học KHTN ĐHQG TP HCM vô địch Việt Nam, ngôi Vô địch ACM/ICPC Hà Nội 2010 thuộc về Đại học Zheijiang - Trung Quốc
(HBĐT)- Cùng với cả nước, tỉnh Hoà Bình có tốc độ phát triển KT-XH khá nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện, QP-AN được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, do tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh tác động tiêu cực đến tình hình ANTT, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, trong đó có tội phạm về môi trường.
(HBĐT)- Theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 07/2007/BTNMT ngày 3/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bao gồm: Công ty CP Xi măng Vinaconex Lương Sơn; Công ty CP Xi măng Sông Đà, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bãi rác thải thành phố Hòa Bình, Công ty CP Bột giấy Hòa Bình; Công ty CP Mía đường Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong những năm qua, việc đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý hành chính Nhà nước ở tỉnh ta được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Việc triển khai xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu và xây dựng, nâng cấp mạng nội bộ (LAN) các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố là cơ sở ban đầu cho tin học hóa quản lý và điều hành trong cơ quan hành chính Nhà nước.