Bầu trời đêm tháng 12 sẽ đón chào cơn mưa sao băng rực rỡ nhất 2010, cùng hiện tượng nguyệt thực duy nhất cả năm, hứa hẹn sẽ hấp dẫn hơn cả màn bắn pháo hoa nhân dịp năm mới

 

Mưa sao băng Geminid năm nay được mong đợi sẽ là màn bắn sao ngoạn mục nhất trong năm và sẽ đạt đỉnh cao vào những giờ sau nửa đêm ngày 13/12, Space.com cho biết hôm nay.

Giống như hầu hết cơn mưa sao băng khác, Geminids thường đẹp nhất sau nửa đêm (rạng sáng ngày 14/12), khi trái đất hướng trực tiếp vào đường bay của thiên thạch. Nhưng một số màn bắn sao khác lại nhìn rõ hơn vào trước nửa đêm, bởi bức xạ của sao băng gần như vòng về phía cực, nên chúng sẽ nằm trong tầm nhìn ở phía chân trời cả đêm.

Mưa sao băng xảy ra khi trái đất quét qua các mảnh vỡ của sao chổi. Ảnh: Nasa.

Hầu hết mưa sao băng được tạo ra từ các mảnh vỡ của những sao chổi già cỗi, nằm rải rác dọc theo quỹ đạo của sao chổi. Khi trái đất đi qua quỹ đạo của sao chổi, nó sẽ quét qua những mảnh vỡ này, và làm chúng nổi rõ lên khi ánh sáng xuyên qua bầu khí quyển.

Mưa sao băng Geminid độc đáo ở chỗ nó không liên quan tới một sao chổi mà là một hành tinh nhỏ có tên 3200 Phaethon.

Ngoài ra, lễ hội trên bầu trời tháng 12 không chỉ có màn bắn sao Geminid. Vào đêm 20-21/12, một vài nơi trên trái đất sẽ được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần - chỉ diễn ra duy nhất một lần trong năm 2010.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần gần đây nhất là vào ngày 20/2/2008. Tuy rằng sẽ có hai lần nguyệt thực toàn phần trong năm 2011, người dân Bắc Mỹ sẽ phải chờ đến tháng 4/2014 mới được xem mặt trăng bị "nuốt" ngoạn mục như sự kiện trong tháng này.

Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng đi qua một điểm trong quỹ đạo mà ở đó Trái đất nằm ở giữa mặt trăng và mặt trời. Khi mặt trăng đi qua bóng râm của trái đất, nó sẽ tạo ra hiện tượng nguyệt thực. Không giống như nhật thực, người xem không cần phải bảo vệ mắt khi ngắm nhìn.

Nguyệt thực toàn phần là khi toàn bộ mặt trăng nằm hoàn toàn trong bóng tối của trái đất. Do ánh sáng mặt trời bị bẻ cong qua bầu khí quyển của trái đất, nên tia sáng vẫn đến được tới mặt trăng, và vì thế người ta vẫn nhìn rõ mặt trăng khi nguyệt thực xảy ra

 

                                                                                  Theo CAND

Các tin khác

Hiện tại, 1/2 số đèn chiếu sáng bán ra trên các thị trường thế giới vẫn là loại đèn sợi đốt không tiết kiệm năng lượng. Ảnh: Getty Images.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Aspirin giảm đáng kể nguy cơ tử vong do ung thư

Một nghiên cứu quan trọng mới đây đăng trên tạp chí Y khoa Lancet của Anh ngày 7/12 cho thấy một liều nhỏ hàng ngày aspirin làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bị ung thư.

Phát minh loại siêu vật liệu chống xóc mới

Các nhà khoa học Nhật đã phát minh ra một loại vật liệu chống xóc mới, có thể chịu được nhiệt độ cực cao. Loại vật liệu này có thể được sử dụng trong động cơ tàu vũ trụ và xe hơi trong tương lai gần.

Chế tạo thành công năm chế phẩm vi sinh xử lý môi trường

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình vừa chế tạo thành công năm chế phẩm vi sinh xử lý môi trường gồm EM1, EM5 (dạng lỏng), EMFPE, EM Pokasi MT, EM Pokasi CN (dạng bột).

Bỏ tính năng bí mật thu thập thông tin người dùng trên Windows 7

Để giúp Windows hoàn thiện và phù hợp hơn với người sử dụng, Microsoft bí mật lưu lại thông tin về máy tính cũng như thói quen sử dụng của họ. Nếu không muốn những thông tin này bị thu thập, hãy sử dụng cách thức trong bài viết dưới đây.

4G sẽ phủ sóng hơn 4 tỷ dân vào năm 2015

Hơn 60% dân số thế giới sẽ được tiếp cận công nghệ băng rộng di động 4G vào năm 2015, theo báo cáo mới của hãng nghiên cứu ABI Research.

Hacker tiếp tục tấn công báo điện tử VietNamNet

Sáng 6/12, báo điện tử VietNamNet lại bị hacker tấn công bằng cách xuất bản một số bài viết, thay đổi nội dung một số bài báo đã đăng tải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục