Các nhà địa chất Anh vừa tìm thấy lớp ngoài cùng của lõi địa cầu và nó có thể giúp giới khoa học giải thích bí ẩn về từ trường của hành tinh.

 

Lõi trái đất được tạo nên chủ yếu bởi sắt và phân chia thành hai phần. Phần cứng bên trong có đường kính xấp xỉ 1.500 km được bao phủ bởi một lớp chất lỏng có độ dày khoảng 2.250 km. Mặc dù sắt là nguyên tố chủ yếu trong lõi địa cầu, các nhà khoa học biết nó vẫn có một lượng nhỏ các nguyên tố nhẹ hơn như oxy và lưu huỳnh. Do phần cứng trong cùng bị tinh thể hóa theo thời gian, các nhà khoa học cho rằng quá trình tinh thể hóa đẩy những nguyên tố nhẹ ra ngoài và chúng di chuyển qua tầng chất lỏng.

Nhưng mới đây các nhà địa chất lại phát hiện ra rằng tất cả nguyên tố nhẹ trong phần cứng trong cùng tập trung tại phần ngoài cùng của lõi trái đất.

Hình minh họa lõi địa cầu. Ảnh: National Geographic.

“Từ khi lõi trái đất được nghiên cứu, giới khoa học đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy nó còn một phần nữa. Đó là lý do khiến chúng tôi tìm kiếm phần còn thiếu”, George Helffrich, một chuyên về địa chất và động đất của Đại học Bristol tại Anh, phát biểu trên tạp chí Nature.

Để nghiên cứu lõi địa cầu, Helffrich và các đồng nghiệp theo dõi những sóng địa chấn di chuyển qua phần chất lỏng của nó. Những sóng này được tạo nên bởi nhiều trận động đất tại Nam Mỹ và khu vực tây nam Thái Bình Dương. Các hệ thống đo chấn động tại Nhật Bản và Bắc Âu ghi lại những chấn động.

Tốc độ di chuyển của các sóng địa chấn qua lớp chất lỏng thuộc lõi ở nhiều độ sâu cho thấy cấu tạo của lớp chất lỏng không hề đồng nhất. Thay vào đó, tầng trên cùng của lớp chất lỏng – có độ dày khoảng 300 km – có cấu tạo khác hẳn tầng bên dưới. Các nguyên tố nhẹ chiếm khoảng 5% khối lượng của tầng trên cùng.

Helffrich không gọi tầng chứa các nguyên tố nhẹ là lớp vỏ mới của lõi, nhưng ông nhấn mạnh các nhà khoa học khác có thể gọi nó là lớp vỏ mới. Ông so sánh nó với những tầng khí quyển.

“Hãy nghĩ về tầng bình lưu trên đầu bạn và tự hỏi liệu nó có phải là một tầng khí quyển hay không? Nó không hề có ranh giới, song con người phân định nó nhờ sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao. Tương tự, tầng chất lỏng trong lõi trái đất cũng không có bất kỳ ranh giới nào, chỉ có sự suy giảm tốc độ của sóng địa chấn khi chúng tiến tới đó”, Helffrich giải thích.

Phát hiện của Helffrich có thể giúp giới khoa học lý giải được nhiều hiện tượng bí ẩn liên quan tới từ trường trái đất.

“Vấn đề muôn thuở của nhân loại là chúng ta không biết thứ gì giúp từ trường trái đất tồn tại suốt ba tỷ năm qua”, ông nói.

Giới khoa học luôn nghĩ từ trường được duy trì nhờ sự xoay tròn của lõi trái đất. Tuy nhiên, Helffrich nhận định quá trình di chuyển qua lớp chất lỏng của những nguyên tố nhẹ giải phóng năng lượng điện thế hấp dẫn. Do chất lỏng nhẹ hơn các nguyên tố nên chúng bị đẩy ra phía ngoài và truyền năng lượng vào phía trong. Năng lượng này tác động tới sự dịch chuyển của kim loại nhẹ trong lõi trái đất. Sự dịch chuyển liên tục của kim loại nhẹ khiến từ trường của địa cầu được duy trì liên tục.

 

                                                                                     Theo CAND

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ca mổ chuyển giao kỹ thuật của đoàn giáo sư người Pháp tại khoa phẫu thuật lồng ngực bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Khoa học ngày nay Thời tiết ảnh hưởng đồng hồ sinh học của con người

Gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, đồng hồ sinh học trong cơ thể của chúng ta bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời tiết hay theo mùa. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy tính để mô phỏng lại sự hoạt động của đồng hồ sinh học trong cơ thể, từ đó, họ nhận thấy cơ chế hoạt động của nó rất phức tạp, do phải đương đầu với sự thay đổi của ánh sáng trong nhiều giờ cũng như sự thay đổi của các mùa.

100% điểm trường và cơ sở giáo dục có điện lưới được trang bị đường truyền Internet

(HBĐT) - Ngày 17/12 Chi nhánh Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại Hoà Bình phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh tổ chức lễ tổng kết chương trình Internet trường học.

Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

(HBĐT) - Theo Quyết định số 64 ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tỉnh ta có 6 cơ sở trong diện phải xử lý. Cụ thể là Công ty Xi măng CP ViNaConex Lương Sơn. Công ty CP Xi măng Sông Đà, Công ty CP Mía đường Hòa Bình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Công ty CP Bột giấy Kỳ Sơn (Nhà máy giấy Kỳ Sơn), Bải rác thải Thành phố Hòa Bình.

10 vấn đề công nghệ sẽ “nóng" trong năm 2011

Công nghệ hình ảnh 3 chiều, cuộc chiến máy tính bảng trở nên khốc liệt hơn, lưu trữ trực tuyến và điện toán đám mây… được dự báo sẽ là những vấn đề công nghệ gây “sốt” trong năm 2011.

Phát hiện dấu tích người tiền sử ở Hà Giang

Các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích người tiền sử có niên đại cách đây tới 7.000 năm ở tỉnh miền núi phía bắc Hà Giang.

Nhà sáng lập Facebook - “Nhân vật của năm 2010”

Ngày 15-12, tạp chí Time của Mỹ đã bình chọn Mark Zuckerberg (ảnh), nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành Facebook là “Nhân vật của năm 2010”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục